Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? 4 cách xử trí sơ cứu tại nhà

Tụt huyết áp nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như ngất, hệ thần kinh trên não bị ảnh hưởng. Vậy cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ cứu đơn giản tại nhà.

Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?

Tình trạng tụt huyết áp bất ngờ có đáng lo ngại không?

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp thấp có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: không đủ dịch trong động mạch, tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim), các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết), một số loại thuốc kê toa trị cao huyết áp, trầm cảm, Parkinson,…

Trường hợp người khỏe mạnh bị huyết áp thấp nhưng không kèm theo triệu chứng nào được xem là tương đối lành tính và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bị hạ huyết áp đột ngột và có triệu chứng đi kèm sẽ khiến các bộ phận khác trong cơ thể không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết. Biến chứng nguy hiểm của tụt huyết áp đột ngột là thiếu máu đến tim và não, nguy cơ dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị hạ huyết áp đột ngột có thể gặp một số biến chứng khác như: chấn thương do té ngã, sốc, suy giảm chức năng thận, rung nhĩ…

Ngã khi tụt huyết áp bất ngờ có thể gây chấn thương
Ngã khi tụt huyết áp bất ngờ có thể gây chấn thương

Ý nghĩa của việc sơ cứu đúng cách cho người bị tụt huyết áp tại nhà

Thời gian người bệnh bị tụt huyết áp càng kéo dài, lượng máu cung cấp đến não và các cơ quan bị thiếu hụt, khiến các tế bào chết dần do thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Do đó, phát hiện sớm và thực hiện sơ cứu hạ huyết áp kịp thời trước tiên sẽ giúp ổn định tình trạng cho người bệnh. Đồng thời, giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm hơn như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…

Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ tại nhà?

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần được thực hiện nhanh chóng và đúng cách. Khi phát hiện có người bị tụt huyết áp hoặc chính bản thân có dấu hiệu hạ huyết áp, cần thực hiện sơ cứu như sau:

1. Hỗ trợ bệnh nhân sơ cứu nhanh

2. Liên hệ cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng không cải thiện

Nếu sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu tụt huyết áp ban đầu, nhưng tình trạng của người bệnh không cải thiện, vẫn còn các triệu chứng khó chịu hoặc hôn mê, lú lẫn, mất thăng bằng, mất tri giác… Người thân hay người xung quanh cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

3. Có kế hoạch cải thiện tình trạng tụt huyết áp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tụt huyết áp. Do đó, để điều trị và cải thiện chỉ số huyết áp thấp, trước tiên người bệnh cần đến thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp tụt huyết áp là do nguyên nhân bệnh lý, cần điều trị để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa tụt huyết áp tiếp diễn.

Với những người huyết áp không ổn định, thường xuyên bị huyết áp thấp hoặc huyết áp cao bất thường, cần theo dõi thường xuyên tại nhà. Song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần xây dựng kế hoạch giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp bằng cách:

Các bước xử trí tụt huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ Tim mạch

Diễn biến xấu nhất ở hạ huyết áp là gây thiếu máu nuôi dưỡng cho não, dẫn đến đau đầu, đột quỵ hoặc biến chứng thần kinh sau này. Bác sĩ Tim mạch hướng dẫn các bước xử trí sơ cứu bệnh nhân khi bị tụt huyết áp nên làm gì như sau:

1. Ngồi xuống hoặc nằm kê cao chân

Tư thế đầu thấp trong sơ cứu hạ huyết áp
Tư thế đầu thấp trong sơ cứu hạ huyết áp

2. Uống trà gừng, nước muối, nước lọc

Cho người bệnh uống trà gừng ấm, nước chè đặc, cà phê để hỗ trợ nâng huyết áp. Có thể dùng socola hoặc đồ ăn có nhiều muối để thay thế. Trường hợp không có sẵn những thức uống này, cho người bệnh uống 2 cốc nước ấm tương đương 500ml sẽ giúp tăng khối lượng dịch trong cơ thể, nhờ đó nâng huyết áp.

>> Xem thêm: Khi tụt huyết áp nên uống gì cho lên? 9 thức uống ổn định nhanh

3. Bấm huyệt và vuốt trán cho bệnh nhân

4. Cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp

Nếu bệnh nhân có thuốc điều trị hạ huyết áp như coramin, heptamyl… có thể cho uống ngay lập tức theo đúng liều lượng quy định.

5. Theo dõi và cho bệnh nhân nghỉ ngơi đến khi hồi phục

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu và cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp, cần để người bệnh nằm nghỉ ngơi thêm cho đến khi khỏe hẳn. Trong thời gian đó, cần theo dõi sát huyết áp, nhịp tim của người bệnh cũng như các dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể. Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để thăm khám, tìm nguyên nhân gây tụt huyết áp và điều trị sớm.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp quay trở lại

Hầu hết mọi người đều không biết rằng bản thân bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng, thì vẫn có thể được kiểm soát tại nhà và khắc phục tụt huyết áp quay trở lại bằng các cách:

1. Thực hành chế độ dinh dưỡng khoa học

Một số thói quen xấu trong chế độ ăn uống như bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn uống quá kiêng khem khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng… có thể gây tụt huyết áp đột ngột. Do đó, để phòng ngừa tụt huyết áp quay trở lại, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng khoa học.

Đồng thời, bệnh nhân bị hạ huyết áp nên làm gì đó là cần tăng lượng muối ăn trong khẩu phần ăn (theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng) có thể ổn định huyết áp khi giảm. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tăng lên này vừa phải, không tăng nhiều quá mức.

2. Tăng lượng nước uống

Lượng chất lỏng tăng lên có thể làm tăng lượng máu giúp tăng huyết áp. Nó cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Ngoài ra, nước còn chứa nhiều khoáng chất khác nhau như kali giúp lấy lại áp suất bình thường ngay lập tức. Ngoài nước lọc, người bị huyết áp thấp có thể uống trà xanh, sữa hạnh nhân… (3)

Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp
Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng hạ huyết áp

3. Tập thể dục đều đặn

Việc vận động đều đặn khoảng 5 ngày trong tuần không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, mà còn tăng cường sức mạnh cho trái tim. Tập thể dục thường xuyên giúp giữ cho thành mạch được đàn hồi, đảm bảo lưu thông máu, giúp huyết áp luôn được ổn định.

4. Chế độ sinh hoạt điều độ

Người có biểu hiện tụt huyết áp bất ngờ cần thăm khám Tim mạch định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ, theo dõi huyết áp thường xuyên sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp khắc phục tình trạng huyết áp thấp cũng như các bệnh về tim mạch.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Bản thân người bệnh và người sơ cứu cần hết sức bình tĩnh, thực hiện các bước xử trí hạ huyết áp theo đúng hướng dẫn một cách nhanh chóng và cẩn trọng. Đồng thời, người bệnh nên liên hệ người thân hoặc người xung quanh hỗ trợ đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/index.php/lam-gi-de-tang-huyet-ap-a45933.html