Những món ngon đặc trưng vùng miền Việt Nam

Đây là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trên Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản của các vùng miền của Việt Nam. Mỗi món ăn, đặc sản đều thể hiện được nét tinh hoa văn hoá vùng miền nói riêng, Việt Nam nói chung, góp phần làm nên diện mạo phong phú, đa dạng và đặc sắc của nền ẩm thực nước nhà.

Hành trình tìm kiếm giá trị của đặc sản vùng miền Việt Nam đã được thể hiện liên tục qua các năm, bắt đầu từ năm 2010 đến nay. Trong hành trình tìm kiếm này, sứ mệnh chung của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã gửi gắm rất rõ thông điệp: "Mang tinh hoa Việt Nam ra thế giới và mang tinh hoa thế giới về Việt Nam.

Năm 2022, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Top Việt Nam triển khai hành trình tìm kiếm và quảng bá các món ăn đặc sản hội tụ của 63 tỉnh thành trong cả nước, qua đó nhằm tìm kiếm và giới thiệu các đặc sản chuyên biệt của Việt Nam. Qua đó, giới thiệu tới các thực khách về món ăn, đặc sản vùng miền đặc sắc, độc đáo, mới lạ, mang hơi thở vùng miền ở mọi ngõ ngách của mọi vùng miền của Việt Nam.

Vietkings công bố 6 kỷ lục thế giới mới về ẩm thực - đặc sản của Việt Nam

Trước đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Namm cũng đã công bố Top các món ăn đặc sản, đặc trung, quà tặng nổi tiếng ở các tỉnh thành của Việt Nam qua các năm dưới sự tự đề cử của địa phương và theo góc nhìn của Tổ chức Kỷ lục.

Bánh Huế thập cẩm là tập hợp các loại như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm, chả thẻ, tôm cháy, da heo chiên, tương đậu và mắm… Bánh bột lọc được làm từ bột lọc, kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau để cho ra các loại bánh bột lọc khác nhau. Bánh nậm được làm từ bột gạo và kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau. Bánh bèo được làm chính từ bột gạo, đổ vào từng chén nhỏ riêng biệt ăn kèm với tôm chấy nhỏ. Ngoài ra, Bánh Huế thập cẩm còn có các loại bánh như bánh ram ít, bánh ít trần, chả… tạo nên một mâm bánh nhiều màu sắc thu hút thực khách.

Ngoài bún bò Huế đã nổi tiếng từ lâu, Bún Chả cua Huế là một trong những đặc sản Huế làm nức lòng biết bao du khách thập phương vì hương vị ngọt nhẹ, thanh mát, giá trị dinh dưỡng cao. Món chả này có thể ăn kèm với nhiều món ngon đặc trưng của vùng đất cố đô, tạo nên một tổng thể ấn tượng về hình thức và tuyệt hảo về hương vị. Chả cua Huế là hỗn hợp từ chả giò sống cùng với thịt cua biển tươi và các loại nguyên liệu khác. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu này cùng gia vị nêm theo bí quyết riêng đã tạo nên một món chả cua Huế vị ngọt thanh, thơm ngon bất ngờ.

Kẹo mè xửng là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ bột năng, mạch nha pha trộn lẫn với dầu lạc (dầu đậu phộng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp. Ở Huế, kẹo mè xửng là một trong những đặc sản mà người Tiều mang theo khi họ đến định cư tại khu vực Gia Hội vào thế kỉ 19, nay đã trở thành biểu tượng văn hóa của cố đô Huế. Người dân xứ Huế có thói quen uống trà và ăn nhâm nhi thanh mè xửng, vừa thưởng thức vừa đọc sách.... Đây là một nét văn hóa rất Huế. Mè xửng đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa Huế. Kẹo này cũng thường đựợc dùng là quà biếu khi du khách đến Huế.

Tổng hợp các món ăn đặc sản ẩm thực Nha Trang ngon khó cưỡng

Kẹo cau là một thứ kẹo dân dã dành cho trẻ con xứ Huế, ngày xưa thường được gói trong lá chuối để bán cho đám trẻ con. Kẹo có hình dáng trông như miếng cau chẻ làm sáu. Phần trong của kẹo cứng, màu vàng óng được làm từ nước đường đông đặc, tượng trưng cho hạt cau. Ngày xưa, khi làm kẹo cau người ta còn bỏ thịt quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi vị của cau khá hăng, không nhiều người ăn được nên sau này không cho vào nhân kẹo nữa. Phần ngoài kẹo có màu trắng, làm từ hỗn hợp bột gạo và đường, tượng trưng cho vỏ cau. Kẹo có vị ngọt thanh, ngậm tan từ từ vì khá cứng. Người lớn thường ăn kẹo cau khi uống trà, vị ngọt của kẹo cau thêm vị đắng đắng của trà tạo nên mùi vị mới lạ kích thích vị giác.

Trong thời gian tới, Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn, sâu hơn đến từng huyện, xã, thị trấn, thôn xóm,… trên khắp cả nước để có thể tìm kiếm tất cả những món ăn ngon, những đặc sản độc đáo của người dân Việt Nam, góp phần quảng bá các giá trị ẩm thực - đặc sản của Việt Nam không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi thế giới.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/dac-san-vung-mien-viet-nam-a29000.html