Khi mới bắt đầu học Speaking, chắc hẳn ai trong chúng ta đều được học qua bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) qua bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn và đọc được bảng phiên âm. Hiểu được điều đó, hôm nay EIV Education sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật về bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ nhất.
Bảng phiên âm tiếng Anh được gọi là International Phonetic Alphabet (IPA) - bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế được ký hiệu bằng các ngữ âm quốc tế dựa vào các ký tự latin.
Bảng phiên âm tiếng Anh (IPA) gồm có tất cả 44 âm, trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds). Chúng được đặt trong các ô ngoặc bên cạnh từ vựng để người học dựa theo những từ này để phát âm chính xác từ đó.
Dưới đây là bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ mà bạn có thể dựa vào đây để học:
Trong đó:
Ví dụ: phiên âm của các từ sau đây
Tuy nhiên, trong bảng phiên âm tiếng Anh có một số từ đọc giống nhau và phiên âm giống nhau, do đó, chúng ta thường dựa vào cách đánh trọng âm và từ vựng để phân biệt được chúng. Dưới đây là một số từ có phiên âm giống nhau:
Nguyên âm (Vowels) là những âm được tạo ra từ những dao động trong thanh quản, khi âm phát ra, luồng khí từ thanh quản đến môi sẽ không gặp cản trở. Nguyên âm có thể đứng riêng một mình hoặc kết hợp với những phụ âm khác để hình thành nên các từ.
Có tất cả là 20 nguyên âm gồm: /ɪ/; /i:/; /ʊ /; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ /; /ɑ:/; /ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/. Khi phát âm các nguyên âm này thì dây thanh quản phải rung và không cần chú ý đến vị trí đặt răng
Dưới đây là bảng đọc nguyên âm bạn cần biết:
Nguyên âm Cách đọc Ví dụ /ɪ / đọc i như trong tiếng Việt think /θɪŋk/, rich /rɪtʃ/ /e / đọc e như trong tiếng Việt heavy /ˈhev.i/, depend /dɪˈpend/ /æ / e (kéo dài, âm hơi pha A) sad /sæd/, bag /bæɡ/ /ɒ / đọc o như trong tiếng Việt body /ˈbɒdi/, lock /lɒk/ /ʌ / đọc như chữ ă trong tiếng Việt enough /ɪˈnʌf/, but /bʌt/ /ʊ / đọc như u (tròn môi - kéo dài) trong tiếng Việt cook /kʊk/, full /fʊl/ /iː/ đọc i (kéo dài) như trong tiếng Việt see /siː/, agree /əˈɡriː/ /eɪ/ đọc như vần ây trong tiếng Việt daily /ˈdeɪ.li/, today /təˈdeɪ/ /aɪ/ đọc như âm ai trong tiếng Việt behind /bɪˈhaɪnd/, nice /naɪs/ /ɔɪ/ đọc như âm oi trong tiếng Việt voice /vɔɪs/, oil /ɔɪl/ /uː/ đọc như u (kéo dài) trong tiếng Việt food /fuːd/, choose /tʃuːz/ /əʊ/ đọc như âm âu trong tiếng Việt home /həʊm/, coat /kəʊt/ /aʊ/ đọc như âm ao trong tiếng Việt brown /braʊn/, flower /flaʊər/ /ɪə/ đọc như âm ia trong tiếng Việt engineer /ˌen.dʒɪˈnɪər/, deer /dɪər/ /eə/ đọc như âm ue trong tiếng Việt air /eə(r)/, chair /tʃeə(r)/ /ɑː/ đọc như a (kéo dài) trong tiếng Việt party /ˈpɑː.ti/, artist /ˈɑː.tɪst/ /ɔː/ đọc như âm o trong tiếng Việt small /smɔːl/, ball /bɔːl/ /ʊə/ đọc như âm ua trong tiếng Việt poor /pʊə(r), cure /kjʊə(r)/ /ɜː/ đọc như ơ (kéo dài) trong tiếng Việt bird /bɜːd/, word /wɜːd/ /i / đọc như âm i trong tiếng Việt happy/’hæpi/, we /wiː/ /ə / đọc như ơ trong tiếng Việt other /ˈʌð.ər/, today /təˈdeɪ/ /u / đọc như u trong tiếng Việt flu /fluː/, coop /kuːp/ /ʌl/ đọc như âm âu trong tiếng Việt result /ri’zʌlt/ culture /ˈkʌl.tʃər/Phụ âm (Consonants) là những âm mà khi phát ra, luồng khí từ thanh quản đến môi sẽ bị cản trở bởi răng, môi va chạm hoặc lưỡi,… Chúng không được dùng một cách độc lập mà bắt buộc phải kết hợp với nguyên âm để tạo thành từ.
Có tất cả là 24 phụ âm gồm: / p /; / b /; / t /; /d /; /t∫/; /dʒ/; /k /; / g /; / f /; / v /; / ð /; / θ /; / s /; / z /; /∫ /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j /.
Dưới đây là bảng đọc phụ âm bạn cần biết:
Phụ âm Cách đọc Ví dụ /p / đọc như chữ p của tiếng Việt Ví dụ: pen /pen/,part /pɑːt/ /b / đọc như chữ b của tiếng Việt Ví dụ: book /bʊk/, but /bʌt/ /t / đọc như chữ t của tiếng Việt Ví dụ: tea /tiː/, time /taɪm/ /d / đọc như chữ d của tiếng Việt Ví dụ: date /deɪt/, daily /ˈdeɪ.li/ /k / đọc như chữ c của tiếng Việt Ví dụ: keep /kiːp/, scholarship /ˈskɒl.ə.ʃɪp/ /g / đọc như chữ g của tiếng Việt Ví dụ: get /ɡet/, together /təˈɡeð.ər/ /ʧ / đọc như chữ ch của tiếng Việt Ví dụ: church /ʧɜːʧ/, watch /wɒtʃ/ /ʤ / phát thành âm jơ (uốn lưỡi) Ví dụ: judge /dʒʌdʒ/, enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/ /f / đọc như chữ f của tiếng Việt Ví dụ: fat /fæt/, perfect /ˈpɜː.fekt/ /v / đọc như chữ v của tiếng Việt Ví dụ: heavy /ˈhev.i/, love /lʌv/ /θ / đọc như chữ th của tiếng Việt Ví dụ: thing /θɪn/, healthy /ˈhel.θi/ /ð / đọc như chữ d của tiếng Việt Ví dụ: that /ðæt/, breath /breθ/ /s / đọc như chữ s của tiếng Việt Ví dụ: son /sʌn/, sister /ˈsɪs.tər/ /z / đọc như chữ zờ của tiếng Việt Ví dụ: zoo /zuː/, zero /ˈzɪə.rəʊ/ /ʃ / đọc như s (uốn lưỡi) của tiếng Việt Ví dụ: ship /ʃɪp/,shoe /ʃuː/ /ʒ / đọc như d (uốn lưỡi để bật âm) của tiếng Việt Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒ.ən/ /h / đọc như h của tiếng Việt Ví dụ: whole /həʊl/, husband /ˈhʌz.bənd/ /m / đọc như m của tiếng Việt Ví dụ: more /mɔːr/, mean /miːn/ /n / đọc như n của tiếng Việt Ví dụ: sun /sʌn/, need /niːd/ /ŋ / Vai trò như vần ng của tiếng Việt (chỉ đứng cuối từ) Ví dụ: ring /riŋ/, singer /ˈsɪŋ.ər/ /l / đọc như chữ L của tiếng Việt Ví dụ: live /lɪv/, land /lænd/ /r / đọc như chữ r của tiếng Việt Ví dụ: rich /rɪtʃ/, red /red/ /j / đọc như chữ z (nhấn mạnh) - hoặc kết hợp với chữ u → ju - đọc iu Ví dụ: yet /jes/, year /jɪər/ /w / đọc như chữ g trong tiếng Việt, one /wʌn/, queen /kwiːn/ Ví dụ: work /wɜːk/, everyone /ˈev.ri.wʌn/Khi phát âm 44 âm trong bảng phiên âm tiếng Anh, chúng ta phải kết hợp môi, lưỡi và thanh lại với nhau.
1. Với môi:
2. Với lưỡi:
3. Với thanh quản:
4. Với âm “y” và “w” thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm.
Ví dụ: Phụ âm: yard, win - Nguyên âm: gym, law
5. Phụ âm “g”
6. Phụ âm “c”
7. Nếu trước phụ âm “r” là /ə/ thì có thể lược bỏ âm /ə/
Ví dụ: interest → /ˈɪntrəst/ hoặc /ˈɪntrest/
8. Trong hầu hết các trường hợp, phụ âm “j” đều đứng đầu 1 từ và phát âm thành / dʒ /
Ví dụ: jumb, jacket, join,…
9. Phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài:
Cách phân biệt âm ngắn dài:
- Nếu một từ chỉ có một nguyên âm và nguyên âm đó không ở cuối thì nó chính là một nguyên âm ngắn. (Ngoại lệ: find, mind)
Ví dụ: cat, ant, job, red, play,…
- Ngược lại, nếu một từ chỉ có một nguyên âm và nguyên âm đó nằm ở cuối thì nó chính là một nguyên âm dài.
Ví dụ: she, he, go, do, no,…
- Nếu hai nguyên âm đứng liền kề nhau thì nguyên âm đầu là âm dài, nguyên âm sau là âm câm.
Ví dụ: seat, boat, load, meat,…
- Nếu một từ có hai âm phụ giống nhau theo sau một nguyên âm thì nguyên âm đó chính là một nguyên âm ngắn.
Ví dụ: summer, robber, rabbit, egg, dinner,…
- Nếu một từ có hai nguyên âm liên tiếp giống nhau thì ta phát âm chúng như một nguyên âm dài. Không áp dụng với nguyên âm o vì chúng hình thành những âm khác nhau (poor, fool, tool,…) cũng như không áp dụng nếu 2 nguyên âm đó đứng sau âm /r/ (beer) vì âm sẽ bị biến đổi.
Ví dụ: see, meet, vacuum, employee,…
10. Chú ý viết đúng chính tả:
- Nếu sau nguyên âm ngắn là các phụ âm “f”, “l”, “s” thì gấp đôi các phụ âm đó.
Ví dụ: tall, compass, staff, ball, different,…
- Với từ có 2 âm tiết, nếu đi sau nguyên âm ngắn là các phụ âm b, d, g, m, n, p thì cũng gấp đôi các phụ âm đó lên.
Ví dụ: manner, summer, happy, suggest,…
11. Nguyên âm “e”
Nếu một từ ngắn hoặc âm cuối của một từ dài có tận cùng là nguyên âm + phụ âm + e thì e sẽ là âm câm và nguyên âm phía trước là nguyên âm dài.
Ví dụ: cod /kɒd/ → code /kəʊd/, cub /kʌb/ → cube /kjuːb/
Trên đây, EIV Education đã tổng hợp một số kiến thức liên quan đến bảng phiên âm tiếng Anh mà bạn có thể sử dụng trong để luyện Speaking cho mình nhé.
Nếu bạn còn đang gặp trở ngại về cách phát âm tiếng Anh cũng như học bảng phiên âm tiếng Anh thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học tiếng Anh 1 kèm 1 với giáo viên bản ngữ với chương trình học được thiết kế dành riêng cho bạn. Đảm bảo đầu ra và nâng cao trình độ trong vòng 3 tháng.
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/ipa-a29434.html