Năm nhuận là gì? Các năm nhuận gần đây trong thế kỷ 21 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Năm nhuận là năm được xác định như sau:
- Theo dương lịch thì năm nhuận là năm chứa một ngày dư ra, ngày dư ra đó là ngày 29/2.
- Theo âm lịch thì năm nhuận là năm chứa tháng thứ 13, tức là dư ra một tháng.
Cụ thể, theo lịch dương, một năm sẽ có đúng 365 ngày và 6 giờ. Để lấy một số nguyên, chúng ta có thể nói rằng có 366 ngày trong một năm nhuận. Và cứ sau 4 năm dương lịch sẽ có một năm nhuận.
Theo âm lịch, một năm nhuận sẽ bao gồm 13 tháng. Theo Mặt Trăng, một năm nhuận âm lịch sẽ có 354 ngày; Số ngày trong năm âm lịch ít hơn dương lịch khoảng 11 ngày. Do đó cứ 3 năm liền sẽ ngắn đi 33 ngày so với dương lịch dài hơn một tháng.
Có 365 ngày trong một năm không nhuận. Trong đó tháng 2 bình thường có 28 ngày. Theo đó, nếu năm có số ngày tăng (tính theo dương lịch) hoặc năm có số tháng tăng (tính theo âm lịch) thì được xếp vào năm nhuận.
Dựa theo cách xác định nêu trên thì các năm nhuận gần đây trong thế kỷ 21 sẽ là các năm: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092, 2096, 2100.
(1) Cách tính năm nhuận theo dương lịch
Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày.
Như vậy mỗi năm sẽ dư 5 giờ 48 phút 46 giây. Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại xấp xỉ một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Chu kỳ 4 năm một lần thì sẽ có một tháng 2 chỉ có 29 ngày và nó sẽ được gọi là năm nhuận dương lịch.
Để có thể biết được một năm nào đó có phải là năm nhuận Dương lịch không thì chúng ta chỉ cần chia năm đó cho 4. Năm đó sẽ là năm nhuận Dương lịch nếu nó chia hết cho 4. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, đối với những năm được gọi là năm tròn thế kỷ (nghĩa là năm đó có 2 con số không ở cuối cùng) thì bạn không được lấy số đó chia cho 4 nữa mà bắt buộc phải chia cho 400. Nếu năm đó chia hết được cho 400 thì nó sẽ được xem là năm nhuận Dương lịch.
Ví dụ: Năm 2024 chia hết cho 4 thì năm 2024 là năm nhuận.
(2) Cách tính năm nhuận theo âm lịch
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, nó ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Hoặc đơn giản hơn, cách tính năm nhuận theo âm lịch như sau lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/day-la-nam-bao-nhieu-a29612.html