Việt - Lào

Tết té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á. Người Lào gọi là Bunpimay, người Thái Lan gọi là Songkran, người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey và người Myanmar gọi là Thingyan.

Ý Nghĩa

Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.

Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Lễ hội ở Lào thường được gọi tắt là Bun, có nghĩa là làm phước, làm phước để được phước.

Phong tục lễ hội

Không khí lễ hội tại Tết té nước.

Sau đó, họ rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới.

Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Trước khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh vượng.

Cùng nhau lưu lại những bức hình làm kỷ niệm.

Bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều sẽ hạnh phúc nhiều.

Người ta làm tháp bằng cát, trang trí bằng cờ, hoa, dây vải và vẩy nước thơm. Trong những ngày này, người dân còn phóng sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim… để lấy phước.

Ngày tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Trong suốt ba ngày tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý những điều sau cũng rất quan trọng trong lễ hội:

Không té nước vào nhà sư.

Không té nước bẩn, nước lạnh lên người xung quanh.

Nên dùng túi chống thấm để bảo vệ các thiết bị điện tử

Nên dùng các phương tiện công cộng để di chuyển

Xôi nóng và lạp xưởng là hai món truyền thống của người Lào trong dịp Tết té nước.

Địa điểm

Với du khách, cố đô Luang Prabang và Vang Vieng là hai điểm đến nổi tiếng nhất ở Lào vào Tết té nước.

Tại Luang Prabang, nơi có nhiều chùa chiền và là khu du lịch nổi tiếng, các vị khách nước ngoài được tận hưởng không khí lễ hội rõ nét với rất nhiều trò chơi thú vị.

Nếu ở Lào trong những ngày tết này, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nhận những lời chúc bằng nước và hãy cẩn thận bởi lúc nào bạn cũng có thể bị té ướt từ đầu đến chân, kể cả đang lái xe hay đi bộ trên phố. Cách tốt nhất và cũng vui nhất là hãy hòa mình vào dòng người vui nhộn với đủ dụng cụ đựng nước để té nước và bị té trong lễ hội tuyệt vời nhất trong năm.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/le-hoi-te-nuoc-lao-a29671.html