Media relations và publish relations là hai ngành nghề phổ biến nhất đối với các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt sự khác nhau của 2 thuật ngữ này.
Vậy, media relation là gì? Publish relations là gì? Hai ngành này có vai trò như thế nào trong marketing? Và đặc biệt là làm sao để phân biệt media relations và publish relations? Cùng Thiết kế web Cần Thơ theo dõi ngay bài viết dưới đây để khám phá nhé!
Media relations - quan hệ truyền thông là việc làm và duy trì quan hệ với các cơ quan truyền thông.
Truyền thông chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giới truyền thông, báo chí…. Bộ phận media sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông và đưa tin khác nhau để truyền đạt câu chuyện của doanh nghiệp thay vì trực tiếp tương tác với công chúng.
Publish relations - quan hệ công chúng (PR) liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ giữa một tổ chức và các phương tiện truyền thông để đưa thông tin của tổ chức đến công chúng. Mục đích của quan hệ công chúng là thiết lập và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp.
Các hoạt động của publish relations bao gồm việc tạo ra các thông cáo báo chí, tổ chức các sự kiện - chương trình, gửi thư tín và email cho các phương tiện truyền thông,…
Media relations Truyền thông - Communications là quá trình cung cấp, trao đổi, lan truyền và tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng với nhau, nhằm mang lại tri thức hay một thông điệp nào đó cho các bên, góp phần thúc đẩy sự thay đổi hành vi và tư duy.
Các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông là:
Truyền thông báo chí (Journalism)
Truyền thông mạng xã hội (Social Media Communications)
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia & Digital Media Communications)
Truyền thông tiếp thị (Marketing Communications)
Truyền thông là một trong những ngành hot hiện nay. Vì vậy, cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên ngành này rất nhiều, thuộc các lĩnh vực của ngành truyền thông như: phóng viên, nhà báo, content creator, biên tập viên, thiết kế đồ họa, quay dựng video,…
Nhân viên truyền thông sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, tổ chức sự kiện, đưa ra thông điệp chính cho chiến dịch truyền thông, phụ trách nội dung, media,… cho chiến dịch theo từng giai đoạn cụ thể.
Quan hệ công chúng là một mảng rộng, trong đó, mỗi công việc sẽ đảm nhận một vai trò riêng như sau:
MPR: Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Corporate PR: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và hỗ trợ quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp.
Finacial PR: Marketing cho cổ phiếu của công ty và thu hút các nhà đầu tư đến công ty.
Human resource PR: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ bên trong doanh nghiệp và thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
Quan hệ truyền thông giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp trong mắt công chúng thông qua các phương tiện truyền thông phù hợp, giúp nâng cao nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ và giá trị của tổ chức.
Media relation giúp công chúng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của tổ chức. Từ đó, thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn.
Thông qua media relation, doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông, giúp các tổ chức dễ dàng đưa thông tin đến công chúng, đảm bảo sự chính xác và giá trị của thông tin.
Bằng việc chủ động cung cấp các thông tin chính xác cho báo chí, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu đáng kể việc xử lý khủng hoảng truyền thông hay đưa thông tin sai lệch từ các nguồn không chính xác.
Nguồn bài viết: Sưu tầm
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/quan-he-truyen-thong-la-gi-a30068.html