Những lễ hội sôi động, đầy màu sắc là một trong những sức hút lớn của Thái Lan với du khách. Dưới đây là những lễ hội nổi tiếng ở Thái Lan, bạn không nên bỏ lỡ.
Đây là dịp để người dân Thái Lan chào đón năm mới theo lịch truyền thống và cũng là cơ hội để du khách khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống độc đáo của xứ sở chùa Vàng. Lễ hội nước Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 4 hằng năm, trải dài khắp các thành phố và vùng miền Thái Lan, tạo nên một không khí tưng bừng, sôi động, vui nhộn.
Bên cạnh đó, người ta còn lên chùa dự lễ tắm Phật, mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh; sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran: lấy nước thơm phun lên người nhau để chúc phúc. Ngoài ra, người Thái Lan còn tổ chức nhiều cuộc diễn hành, các cuộc thi sắc đẹp… để tăng thêm phần không khí cho lễ hội. Du khách có thể tham gia lễ hội Songkran tại Bangkok, bãi biển Pattaya, Chiang Mai…
Loi Krathong là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất hằng năm của xứ sở chùa vàng, được tổ chức vào đêm rằm (trăng tròn) tháng 12 theo lịch Thái, tức vào tháng 11 dương lịch. Có nguồn gốc ở cổ trấn Sukhothai mà nay thuộc tỉnh Sukhothai ở miền bắc Thái Lan, lễ hội Loi Krathong sau đó phổ biến trên khắp Thái Lan và thậm chí tại một số vùng của Lào và Myanmar. Lễ hội Loi Krathong lớn nhất là ở Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok.
Hoạt động chính của lễ hội là thả những chiếc giỏ trang trí nhỏ được gọi là krathong trên mặt nước. Những chiếc krathong thường được làm bằng lá chuối và hoa, nến, nhang và đôi khi có cả một lọn tóc hoặc móng tay. Mọi người tin rằng khi thả những chiếc krathong này xuống nước, họ đang tỏ lòng tôn kính với nữ thần nước, Phra Mae Khongkha.
Yi Peng là lễ hội của người Lanna phía bắc Thái Lan, được tổ chức cùng thời điểm với Loy Krathong (ngày chính thức là 8/11). Điều khác nhau giữa hai lễ này là Yi Peng là thả đèn lồng lên trời, còn Krathong là thả đèn hoa sen trên mặt nước. Việc thả hoa đăng thể hiện mong muốn mang những điều rủi ro đi thật xa, đón phước lành tới.
“Thánh địa” của lễ hội Yi Peng là cố đô Chiang Mai, nơi được tổ chức long trọng, hoành tráng nhất nước. Do đó, vào dịp này, phần lớn khách quốc tế sẽ đổ về Chiang Mai để thả đèn trời. Trong lễ hội, mọi người làm hoặc mua những chiếc đèn lồng làm bằng giấy gạo với khung tre, sau đó thắp sáng và thả lên trời. Khi những chiếc đèn lồng bay cao, chúng tạo ra một cảnh tượng rực rỡ thích mắt. Mọi người tin rằng những chiếc đèn lồng bay cao mang theo những điều ước và lời cầu nguyện lên thiên đường.
Cứ vào dịp tháng 10 hàng năm, đua trâu Thái Lan là một hoạt động không thể thiếu tại đất nước chùa Vàng. Lễ hội truyền thống này của người Thái đã có cách đây hơn 1.400 năm và được tổ chức vào khoảng tháng 10 hàng năm. Người dân Thái Lan tin rằng lễ hội này sẽ giúp những chú trâu của họ khỏe mạnh hơn và đảm bảo cho mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống no đủ.
Đây vừa là dịp tôn vinh loài vật góp công lớn trong phát triển nông nghiệp, vừa là dịp để người dân thư giãn sau một vụ mùa lao động vất vả. Lễ hội này là hoạt động thường niên thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đi du lịch Thái Lan.
Lễ hội ma xó là một lễ hội đặc sắc ở vùng Đông Bắc Thái Lan giống như lễ hội Halloween của các nước phương Tây vậy. Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 6 hoặc tháng 7 và kéo dài ba ngày. Trong lễ hội người dân khi xuống đường sẽ đeo những chiếc mặt nạ sắc màu và không để lộ mặt. Đoàn diễu hành là các thanh niên đóng làm những con ma đeo mặt nạ được làm bằng thân cây dừa, bao phủ bởi một lớp liễu gai và gạo nếp hấp chín.
Điểm nổi bật của lễ hội là “gọi hồn”, nơi những người tham gia sử dụng trống và gõ gỗ để gọi hồn của tổ tiên, tạo nên một không khí lễ hội huyền bí. Lễ hội thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh, là một phần quan trọng của văn hóa Thái Lan cho đến ngày nay.
Khao Phansa là một ngày lễ lớn nhằm tuyên bố bắt đầu mùa An cư 3 tháng tịnh tu của các tăng sĩ ở Thái Lan. Vào mùa lễ này những nhà sư sẽ không rời khỏi chùa, những người dân sẽ đến chùa cúng viếng cầu phúc và tặng áo cà sa cho các nhà sư. Ngày đầu tiên của lễ hội Khao Phansa, người Thái sẽ dùng bữa cơm cùng với những người thân trong gia đình, sau đó sẽ mặc những bộ quần áo truyền thống và lịch thiệp để lên chùa cầu phúc.
Ngày tiếp theo của buổi lễ được gọi là Wan Nao (hay còn gọi là ngày chuẩn bị), được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền của người Thái. Vào những ngày tiếp theo người dân Thái sẽ thường xuyên đến chùa để nghe giảng kinh từ những bậc cao tăng, và nghe kể những câu truyện về đức Phật, những trẻ em nhỏ cũng được gia đình đưa đến chùa để học đạo trong những ngày lễ để rèn luyện tính tu tập từ lúc còn nhỏ để hình thành đức tính bao dung và vị tha.
Nếu là một tín đồ du lịch, thích khám phá những điều độc đáo trên thế giới thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng Sakos.vn để lựa chọn người bạn đồng hành cho chuyến đi nhé!
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/le-hoi-thai-lan-a30334.html