Hormone bên trong thay đổi ở tuổi dậy thì và ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho tuyến dầu tại vùng mông hoạt động mạnh hơn. Từ đó, lỗ chân lông bị quá tải và dẫn đến tình trạng mọc mụn nhọt ở mông.
Thường xuyên ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều chất bảo quản khiến chức năng gan suy giảm. Điều này dẫn đến việc đào thải độc tố ra ngoài kém hơn, gây nên tình trạng mụn nhọt ở mông. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều đường, tinh bột hay sữa sẽ khiến nguy cơ bị mụn nhọt ở mông ngày càng gia tăng.
Tẩy lông và cạo lông sai cách sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và sinh ra mụn nhọt.
Stress kéo dài rất dễ khiến cơ thể bị rối loạn ở một số chức năng, thậm chí là mất ngủ. Điều này cũng rất dễ gây nổi mụn ở bất kỳ vị trí nào, không ngoại trừ vùng da mông.
Nếu mụn nhọt ở mông bạn lớn, đau và mọc thành từng cụm thì đây có thể là triệu chứng của bệnh áp xe da. Mụn thường nhỏ lúc đầu nhưng sẽ nhanh chóng lớn lên và gây đau. Các khối áp xe thường xuất hiện ở mông nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể.
Áp xe da là tình trạng lỗ chân lông bị nhiễm trùng. Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây áp xe phổ biến nhất nhưng các vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn pseudomonas cũng có thể gây bệnh. Một số loại nấm cũng có thể gây áp xe nhưng trường hợp áp xe da do nhiễm nấm rất hiếm.
Dấu hiệu phổ biến nhất khi mọc mụn nhọt là hình thành một vết sưng đỏ, đau và nổi cục u nhỏ trên da. Nốt mụn này sẽ phát triển theo thời gian, tích mủ, gây viêm đỏ vùng da lân cận và làm sưng quanh nốt mụn.
Thông thường bị mọc mụn ở mông bắt đầu như một điểm đau nhỏ, kích thước bằng hạt đậu. Tuy nhiên, đôi khi mụn nhọt ở mông bị vỡ ra hoặc chai lì, điều này có thể là do quá trình ma sát da hoặc áp dụng cách trị mụn nhọt ở mông phù hợp.
Các dấu hiệu nhận biết khác:
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/bi-mun-nhot-o-mong-a30439.html