Tai trẻ có mùi hôi: Cha mẹ không nên chủ quan

Hầu hết cha mẹ thường không dành nhiều sự chú ý đến chăm sóc tai của trẻ. Tuy nhiên, thình thoảng cha mẹ có thể nhận thấy mùi hôi bắt nguồn từ đó. Tai trẻ có mùi hôi đôi khi do vệ sinh kém. Nhưng nhiễm trùng tai cũng là một nguyên nhân phổ biến. Hãy cùng Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm tìm hiểu những thông tin cơ bản về vấn đề tai trẻ có mùi hôi, nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng tránh thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân tai trẻ có mùi hôi

Bởi vì cha mẹ không thể nhìn thấy phần sâu bên trong của tai, nên họ có thể không nghĩ đến việc cần vệ sinh tai, hay kiểm tra xem liệu có phải là dấu hiệu nhiễm trùng khi tai trẻ có mùi hôi hay không. Nhiều vấn đề dưới đây có thể gây ra mùi bất thường ở tai, bao gồm:

Xem thêm: Viêm sụn vành tai: Có thể xảy ra sau bấm khuyên tai

Trong hầu hết các trường hợp, tai trẻ có mùi hôi không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuân thủ phương pháp điều trị thích hợp và chú ý hơn một chút đến vùng này thường có thể giúp cải thiện tình trạng trên.1

Một trong những nguyên nhân tai trẻ có mùi hôi là do không thường xuyên vệ sinh tai
Một trong những nguyên nhân tai trẻ có mùi hôi là do không thường xuyên vệ sinh tai

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở xuống, đến gặp bác sĩ ngay khi tai trẻ có mùi hôi bất thường. Bởi vì cần bác sĩ kiểm tra xem liệu có phải trẻ bị nhiễm trùng tai hay không. Sau khi thăm khám con bạn bằng đèn soi tai, dấu hiệu màng nhĩ sưng đỏ và chảy dịch tai có thể gợi ý trẻ đã bị nhiễm trùng. Khả năng cao là trẻ cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đối với trẻ lớn hơn, nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau, nên cân nhắc cho trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

Một số trẻ có thể được bác sĩ đề nghị cho theo dõi thêm tại nhà, nếu tình trạng của con bạn không cải thiện sau 48 đến 72 giờ, hãy cho bác sĩ biết. Có thể bạn cần cho trẻ quay lại tái khám và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, hoặc thay đổi thuốc kháng sinh mạnh hơn nếu con bạn đã dùng kháng sinh trước đó.2

Cách chăm sóc khi tai trẻ có mùi hôi

Dưới đây là một số cách chăm sóc để giúp con bạn cảm thấy tốt hơn khi tai trẻ có mùi hôi:2

Tái khám rất quan trọng để bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bé
Tái khám rất quan trọng để bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bé

Lưu ý, sau đây là một số điều phụ huynh không nên làm:2

Phòng ngừa hôi tai ở trẻ

Có nhiều cách giúp trẻ phòng ngừa triệu chứng có mùi hôi ở tai. Bao gồm:

Tăng cường bú mẹ

Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ hơn sữa công thức. Nhất là trong ít nhất sáu tháng đầu đời của trẻ. Bởi vì sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Nên giữ trẻ thẳng đứng hoặc nằm đầu cao khi cho bú.2

Chích ngừa đầy đủ

Đảm bảo trẻ được chích ngừa đầy đủ các loại vắc xin theo lịch hẹn. Đặc biệt là vắc xin ngừa phế cầu và vắc xin DTaP / IPV / Hib (5 trong 1).2

Tránh các thói quen có hại

Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những đứa trẻ có cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai và các vấn đề về thính giác.

Tránh sử dụng núm vú giả.2

Đảm bảo vệ sinh

Rửa tay thường xuyên. Mặc dù nhiễm trùng tai không phải là bệnh lây nhiễm. Nhưng nhiễm trùng đường hô hấp, thường là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tai, thì rất dễ lây nếu không vệ sinh tay sạch sẽ. Giữ bàn tay của trẻ sạch sẽ và tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp bất cứ khi nào có thể.2

Vệ sinh kĩ vùng vành tai và tai phía sau của trẻ mỗi ngày. Vì vùng da này dễ đọng mồ hôi và bụi, có thể do tóc dài hay thời tiết nóng.3

Xem thêm: Điểm danh các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

Nên vệ sinh vùng tai của bé thường xuyên và đúng cách
Nên vệ sinh vùng tai của bé thường xuyên và đúng cách

Xỏ lỗ tai ở trẻ sơ sinh là một vết thương hở. Nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào gây nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang các lỗ khuyên tai đã lành. Đặc biệt nếu lỗ xỏ không sạch. Khuyên tai bị nhiễm trùng đôi khi có mùi hôi. Xỏ lỗ tai an toàn hơn khi thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo vô trùng cho trẻ. Ngoài ra, làm sạch tai và bông tai bằng cồn sát khuẩn tại nhà cũng rất quan trọng.3

Nên cho trẻ khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng định kì để trẻ được kiểm tra và lấy ráy tai khi cần thiết.

Tai trẻ có mùi hôi có thể là do vệ sinh kém. Nhưng cũng có thể là do nhiễm trùng tai. Nếu bạn nhìn thấy có chất dịch màu vàng hoặc máu chảy ra từ tai của con bạn, có mùi hôi và trông khác với ráy tai bình thường. Kèm theo những dấu hiệu khác như đau tai hoặc sốt. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra cẩn thận nhé.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/tai-tre-so-sinh-co-mui-hoi-a30763.html