Cách làm dưa món đu đủ ngon chuẩn vị giải ngán cho ngày Tết
1. Cách làm dưa món đu đủ giòn ngon đơn giản nhất giải ngán ngày Tết
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cách làm dưa món đu đủ rất đơn giản, chỉ cần một vài công đoạn là bạn đã có thể thực hiện món ăn này một cách chuẩn vị. Trước hết, bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Đu đủ: 1 quả nhỏ (khoảng 300 - 500 gram)
Cà rốt: 1 củ nhỏ (200 gram)
Củ kiệu: 200 gram
Hành tím: 100 gram
Su hào: 1 củ nhỏ 100 gram
Ớt: 3 quả
Muối: 200 gram
Đường: 300 gram
Gia vị: Nước mắm, tỏi, dấm
1.2. Cách làm dưa món đu đủ đơn giản nhất tại nhà
Bước 1: Sơ chế đu đủ và nguyên liệu
Đu đủ mua về các bạn đem gọt vỏ, nạo hột cho sạch, rồi ngâm sơ với nước muối loãng từ 3 - 5 phút cho bớt nhựa.
Sau đó, bạn đem rửa sạch bằng nước lạnh, vớt ra, để ráo, rồi cắt miếng vuông mỏng từ 2 - 3 cm.
Su hào bạn đem gọi vỏ rồi thái miếng vuông, mỏng tương tự như đu đủ.
Cà rốt bạn rửa sạch, gọt vỏ thái miếng tròn hoặc khía hình hoa tùy theo sở thích.
Củ kiệu và hành tím bạn đem ngâm với nước gạo từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, bóc lớp màng bên ngoài, đem bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần củ.
Ớt và tỏi bạn đem rửa sạch rồi bằm nhuyễn.
Bước 2: Ngâm muối đu đủ và các nguyên liệu rau củ
Bạn chuẩn bị một tô nước rồi pha với 5 thìa muối.
Sau đó, bạn cho cho tất cả phần rau, củ đã sơ chế trước đó vào ngâm từ 15 - 20 phút.
Cách làm dưa món đu đủ này giúp nguyên liệu rau củ tránh bị thâm và giòn ngon hơn. Sau khi ngâm, bạn đem phần rau, củ rửa sạch lại bằng nước và để ráo
Bước 3: Phơi nắng nguyên liệu muối dưa món đu đủ
Tranh thủ thời gian nắng vào giữa trưa, bạn đem các nguyên liệu trên phơi khô từ 1 - 2 ngày. Bạn lưu ý nên phơi ở những nơi khô thoáng, ít khói bụi để đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, cách làm dưa món đu đủ chỉ nên phơi nguyên liệu vào ban ngày thôi nhé. Vào buổi tối, bạn nên đem nguyên liệu cất vào nơi khô thoáng trong nhà, tránh để sương xuống ám vào nguyên liệu sẽ không tốt.
Bạn không nên phơi nguyên liệu quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai. Khi nguyên liệu đã khô, bạn đảo qua một lượt trên bếp rồi xóc đều cho bớt bụi. Bây giờ hãy chuẩn bị phần nước ngâm nhé!
Bước 4: Chuẩn bị nước ngâm dưa món đu đủ
Để thực hiện phần nước ngâm, bạn cho vào nồi 500 ml nước mắm, 3 thìa cà phê dấm cùng 300 gram đường, khuấy đều và đun ở nhiệt độ vừa. Khi nước mắm bắt đầu sôi thì các bạn cho thêm 3 thìa cà phê muối, tắt bếp rồi để nguội.
Cách làm dưa món đu đủ đúng vị truyền thống nên muối dưa trong các chum, vại bằng đất. Chất liệu vật chứa này sẽ khiến dưa món lên men ngon hơn, không bị khú và để được lâu ngày. Nếu không có chum, vại thì bạn có thể dùng hũ thủy tinh để thay thế.
Bạn đem rau củ xếp vào hũ, chú ý xếp khít nhau nhé. Nếu bạn để trống quá nhiều, thì trong quá trình muối, rau củ sẽ ra nước làm nước ngâm bị nhạt. Điều này sẽ khiến món ăn của chúng ta không còn đậm đà.
Sau khi xếp rau củ thật đều, bạn từ từ đổ phần nước ngâm đã chuẩn bị trước đó vào cho ngập mặt hũ. Sau đó, bạn vặn nắp rồi nén chặt.
Sau từ 3 - 5 ngày, bạn sẽ có được một hũ muối dưa món đu đủ ngon đúng điệu đấy!
1.3. Cách làm dưa món đu đủ chay
Để làm dưa món chay, bạn chỉ cần thay thế nước mắm trong công thức trên bằng nước mắm chay. Thực hiện các thao tác tương tự như muối dưa món đu đủ mặn là hoàn tất. Một trong những nét đặc sắc của ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam là sự có mặt của các món chay ngon đa dạng. Một số người ăn món chay vì quan niệm tâm linh. Số khác vì muốn hạn chế bớt đạm thịt, cùng các chất không lành mạnh có trong thức ăn thường ngày. Nếu yêu thích món chay, cách làm dưa món đu đủ chay nồng vị này rất thích hợp với bạn.
2. Những lưu ý khi muối dưa món đu đủ ngon “đúng bài”
Để làm dưa món đu đủ thành công, bạn nên chọn đu đủ còn xanh một chút. Tuy nhiên, không nên chọn trái quá non, bởi đu đủ lúc này rất chát, nhựa có tính độc nên khi ăn sẽ dễ khiến người dùng bị ngộ độc. Bạn cũng không nên chọn đu đủ chín vì sẽ dễ bị nhão, không giữ được hương vị giòn ngon truyền thống.
Tương tự như cách chọn đu đủ, bạn nên chọn những củ cà rốt có màu sáng, còn cứng, vỏ mịn và có màu cam đậm, phần thân thuôn, to để dễ cắt tỉa tạo hình. Củ kiệu các bạn nhớ gọt phần ngọn và rễ cho sạch. Cách làm dưa món đu đủ cũng có thể sử dụng phần ngọn củ kiệu để muối. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hủ dưa của bạn bị hăng, “dậy mùi” hơn so với bình thường đấy.
Đối với hành tím, bạn nhớ ngâm hành vào nước gạo trong vài tiếng đến vài ngày để giảm bớt vị hăng. Cách này giúp hành loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn, lớp vỏ bên ngoài sẽ tự bong, dễ sơ chế hơn. Ngoài ra, nếu có nước vôi trong, bạn cũng có thể tận dụng để ngâm hành trước khi mang đi muối. Cách làm dưa món đu đủ kiểu này giúp củ hành kiệu được giòn, trắng và ngon hơn.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong cách làm dưa món đu đủ giòn ngon tại nhà rồi. Món ăn sẽ giúp bạn chống ngán trong ngày Tết cực kỳ hiệu quả. Hy vọng với những hướng dẫn cách muối dưa món đu đủ của Webnauan.vn, bạn sẽ có thêm một món ngon trong mâm cơm dành cho gia đình.