Cùng phân biệt Nhật thực & Nguyệt thực nhé?
Cả Nhật thực & Nguyệt thực đều là khi mặt trăng - mặt trời - Trái Đất tạo thành một đường thẳng với nhau. Nhật thực (mặt trời bị ăn) là khi mặt trăng đi qua giữa Trái Đất & mặt trời, do đó mặt trăng che khuất (một phần hoặc toàn bộ) mặt trời. Nguyệt thực (mặt trăng bị ăn) là khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, Trái Đất nằm giữa mặt trăng & mặt trời, do đó mặt trời bị che khuất (một phần hoặc toàn bộ).
Xét bản chất thì “nhật thực” là một dạng “trăng non đặc biệt”, còn “nguyệt thực” là một dạng “trăng tròn đặc biệt”. Về mặt thiên văn, đây là hai trong số những sự kiện thiên văn dễ dàng quan sát được trên bầu trời.
Ngày xưa người cổ đại cho rằng nguyệt thực mang tới điềm xấu. Họ tưởng tượng một con báo đốm, hoặc một con rồng, nuốt lấy mặt trăng. Và muốn cứu mặt trăng thì người ở Trái Đất phải khuê chiêng gõ trống hò reo ầm lên để đuổi con quái vật đó đi. Ngày nay dưới sự phát triển của khoa học, các nhà thiên văn học chỉ ra rằng nguyệt thực là khi mặt trời - mặt trăng - Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, trong đó mặt trăng đi vào phía bóng tối của Trái Đất và chỉ còn phản chiếu một phần rất nhỏ ánh sáng của mặt trời, vì thế nên mặt trăng sẽ có màu đỏ tối.
Mỗi lần trăng tròn nói chung và nguyệt thực nói riêng, thủy triều mạnh hơn, dễ dẫn tới các hiện tượng khác như động đất/sóng thần/núi lửa. Đối với con người, trăng tròn làm suy giảm melatonin khiến ta khó ngủ và thần kinh bị ức chế.
Còn với nhật thực, người ta cũng cho rằng đây là hiện tượng mang tới điềm xấu. Người Vikings tin rằng Ragnarok (thời điểm tận thế) xuất phát từ việc hai con sói là Skoll và Hati muốn ăn Mặt Trăng và Mặt Trời. Skoll đuổi theo Mặt Trời trong khi Hati săn đuổi Mặt Trăng. Khi một trong hai thiên thể nằm trong tay chúng, nhật thực sẽ diễn ra. Trên Trái Đất, con người phải giải cứu Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bằng cách tạo ra tiếng ồn để xua đuổi những con sói. Người Ai Cập cổ đại, người Hy Lạp cổ đại, trong thần thoại Ấn Độ, trong nền văn minh Maya,… tất cả đều cho rằng nhật thực dự báo ngày tận thế. Trong thế kỷ trước, người ta vẫn cho rằng hiện tượng mặt trời bị che khuất nên được coi là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của sức mạnh toàn năng.
Ở góc độ khoa học, người ta chưa chỉ ra được bất cứ tác hại nào của Nhật thực, ngoại trừ việc cảnh báo không được nhìn thẳng vào ánh sáng nhật thực kẻo sẽ gây hại cho mắt.
Như đã nói ở trên, xét bản chất thì “nhật thực” là một dạng “trăng non đặc biệt“, còn “nguyệt thực” là một dạng “trăng tròn đặc biệt“. Cả trăng non và trăng tròn đều mang lại cảm xúc căng thẳng mãnh liệt, trong đó trăng non (gần trùng ngày mùng 01 âm lịch) phù hợp với sự khởi đầu một chu kỳ mới, một dự án mới, còn trăng tròn (gần trùng ngày 15 âm lịch, ngày rằm) thường để đưa dự án lên đỉnh cao và nhanh chóng hoàn thành mọi thứ theo kế hoạch đặt ra.
Mỗi kỳ trăng non & trăng tròn trong năm lại có ý nghĩa riêng của chúng với mọi người và với cá nhân, tương tự với mỗi Nhật thực & Nguyệt thực. Theo một góc nhìn nào đó thì hai hiện tượng này thay đổi nhau và đều mang lại sự cần thiết như ánh sáng & bóng tối.
Thân mến,
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/nguyet-thuc-va-nhat-thuc-a33234.html