Đau vú khiến chị em lo lắng, dễ suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy, tình trạng này có thật sự đáng lo ngại hay không và nên xử lý như thế nào để có vòng một khỏe mạnh?
Đau vú là tình trạng đau tức quanh vú, gây cảm giác khó chịu, lo lắng cho các chị em gặp phải. Theo nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, 70% phụ nữ phải trải qua cảm giác đau ở vú vào một thời điểm bất kỳ trong cuộc đời [1]. Cơn đau có thể theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, cụ thể:
Mỗi người có thể cảm thấy vú bị đau ở những trạng thái khác nhau, chẳng hạn như: đau nhói, đau rát hoặc đau nhức kèm hiện tượng căng tức ở mô vú. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau vú thường bắt nguồn từ bầu vú hoặc thành ngực.
Khi bị đau vú, điều đầu tiên chị em nghĩ đến đó là K vú (ung thư vú). Khoảng 80-90% trường hợp bị đau ở vú không phải là bệnh lý. Trong khi đó, những trường hợp không đau, không xuất hiện bất kỳ thay đổi nào trên ngực nhưng đã hình thành u vú, bướu vú nguy hiểm. Vì vậy, để biết chính xác đau vú là dấu hiệu của bệnh lý gì, chị em nên đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng.
Phụ nữ bị đau ngực, đau vú bởi nhiều lý do khác nhau, cần phải xác định rõ ràng để có phương pháp khắc phục phù hợp. Chị em có thể tham khảo những nguyên nhân gây đau vú phổ biến dưới đây :
Loại đau vú này xảy ra do sự thay đổi của các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi nội tiết tố này có thể gây đau ở cả hai vú trong vài ngày trước khi hành kinh. Vì cơn đau có thể đến và đi cùng với chu kỳ kinh nguyệt, nên được gọi là đau vú theo chu kỳ.
Đau vú có thể bắt nguồn từ thành ngực, cơ ngực hoặc do dây thần kinh ở cột sống ngực có vấn đề như cơ bị kéo, viêm quanh xương sườn, chấn thương thành ngực (bị đánh vào ngực), gãy xương… gây cảm giác sưng nặng, bầm tím, khối to trong vú, đỏ và nóng tuyến vú một bên (có thể là dấu hiệu nhiễm trùng) đau thắt ngực, bong gân hoặc chấn thương ở lưng.
Xem thêm: Đau vú bên phải ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Size và kiểu dáng áo ngực nếu không phù hợp có thể khiến các dây chằng nối ngực với thành ngực bị căng quá mức, khiến vú bị đau nhức khó chịu. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động mạnh hoặc trong khi bạn tập thể dục. Các loại áo ngực quá chật không chỉ làm đau ngực mà còn gây khó thở, đau lưng đau đầu, đau vai.
Trong giai đoạn cho con bú, nhiều chị em cũng thường xuyên bị đau vú với một số biểu hiện như:
Nếu bị đau khi cho con bú, chị em nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn. Bác sĩ có thể giúp bạn khắc phục sự cố và duy trì nguồn sữa cho con bạn. Trường hợp nhiễm trùng vú, cần thiết phải đi khám chuyên khoa. Điều trị thường bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, đôi khi phải chọc hút lấy mủ của ổ áp xe hoặc phải phẫu thuật nếu nặng hơn.
Nguyên nhân gây đau vú còn phải kể đến tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có thể c gây đau vú mà chị em cần lưu ý bao gồm:
Một số phụ nữ có thể gặp biến chứng khi đặt túi ngực (silicone hay nước muối), dẫn đến đau nhức vú dữ đội. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau sau phẫu thuật nâng ngực là co thắt bao xơ, khi mô sẹo hình thành quá chặt xung quanh túi ngực. Đau ngực cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một trong các túi ngực của bạn đã bị vỡ.
Đau vú có thể do các loại u vú gây ra, trong đó có thể là u vú lành tính như u xơ vú, u nang vú, u bọc sữa, u mỡ, u diệp thể… hoặc ung thư vú. Đối với trường hợp này, cần tiến hành thăm khám kỹ càng mới có thể chẩn đoán chính xác bản chất của khối u là lành hay ác tính.
Ung thư vú dạng viêm thường gây đau nhưng hiếm gặp, chiếm từ 1% đến 5% các trường hợp ung thư vú. Các triệu chứng của căn bệnh nặng này thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Ung thư vú dạng viêm có thể khiến tuyến vú sưng to rất giống áp xe vú với các biểu hiện giai đoạn đầu như: núm vú tụt vào trong hoặc thay đổi hình dạng, đau ở bất kì vị trí nào trên vú, tiết dịch bất thường ở núm vú, da vú lõm, có bướu hoặc u ở vú…
Ngoài 8 nguyên nhân kể trên, nguy cơ đau vú có thể gia tăng khi có sự tác động của những yếu tố sau:
Đau vú liên quan đến phẫu thuật vú có thể kéo dài sau khi vết mổ đã lành. Phẫu thuật ngực ở đây không chỉ dừng lại ở việc đặt túi nâng ngực mà là bất kỳ loại phẫu thuật ngực nào, bao gồm: phẫu thuật nâng ngực, thu gọn hay tái tạo vú… Cơn đau mô sẹo có thể đến rồi đi, thậm chí rất lâu sau khi phẫu thuật, chị em vẫn bị đau vú.
Sự mất cân bằng axit béo trong tế bào có thể ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của mô vú, từ đó tăng kích thích cơn đau ở ngực.
Một số người nhận thấy tình trạng đau vú được cải thiện khi họ giảm hoặc loại bỏ caffein. Điều này có nghĩa sử dụng quá nhiều caffein được xem là yếu tố gia tăng nguy cơ đau vú.
Đau vú có thể theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ. Cơn đau theo chu kỳ có nghĩa là cơn đau diễn ra theo một mô hình cụ thể. Trong khi đó, đau không theo chu kỳ là cơn đau không theo một khuôn mẫu nào. Mọi người có thể phân biệt hai dạng đau vú này thông qua những đặc điểm và triệu chứng đau vú cụ thể sau:
Xem thêm: Đau vú bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Nguy cơ ung thư vú ở những người có triệu chứng đau vú rất thấp, nhưng nếu cơn đau vú diễn tiến theo chiều hướng sau đây, chị em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám kỹ lưỡng:
Dù tình trạng đau vú không tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra, tầm soát bệnh lý tuyến vú càng sớm, càng tốt để đảm bảo sức khỏe cũng như yên tâm về mặt tinh thần.
Những điều bạn nên làm khi chuẩn bị gặp bác sĩ
Nếu bạn mới bị đau vú, đau dai dẳng chỉ ảnh hưởng đến một phần cụ thể của vú hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn như công việc, giấc ngủ, sinh hoạt… hãy đến gặp bác sĩ để được đánh giá. Trong một số trường hợp, khi bạn gọi để đặt lịch hẹn, bạn có thể được giới thiệu ngay đến bác sĩ chuyên khoa vú.
Chuẩn bị cho một cuộc hẹn: Đánh giá ban đầu về cơn đau vú của bạn tập trung vào bệnh sử của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về vị trí đau vú của bạn, mối liên hệ của nó với chu kỳ kinh nguyệt và các khía cạnh liên quan khác trong tiền sử bệnh của bạn có thể giải thích nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Để chuẩn bị cho cuộc thảo luận này:
Với tình trạng đau vú, các câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ của bạn bao gồm:
Những gì mong đợi từ bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi như:
Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng đau vú của bạn có thể bao gồm:
Tóm lại, việc đầu tiên bác sĩ đánh giá một bệnh nhân đau vú là khám xem người bệnh có bệnh gì về tuyến vú hay không và tìm nguyên nhân gây đau vú. Trên phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, bác sĩ sẽ đánh giá giống như một lần tầm soát ung thư vú. Tùy các nguy cơ của từng người mà có cách đánh giá khác nhau theo nguyên tắc tầm soát ung thư nhưng quan trọng nhất là tư vấn rõ cho bệnh nhân hiểu và giảm bớt lo âu!
Bác sĩ cũng đánh giá nguy cơ ung thư vú cá nhân của bạn, dựa trên các yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh gia đình và tiền sử tổn thương vú tiền ung thư.
Với phần lớn bệnh nhân đau vú, cơn đau vú tự khỏi theo thời gian. Bạn có thể không cần bất kỳ điều trị nào.
Nếu bạn cần trợ giúp để kiểm soát cơn đau hoặc nếu bạn cần điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
Các loại thuốc điều trị đau vú thay thế:
Mọi người có thể giảm nguy cơ đau vú và cải thiện mức độ đau vú thông qua những biện pháp khoa học do bác sĩ tư vấn, bao gồm:
Giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc có chứa estrogen (sau khi xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa). Chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc chuyển đổi thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị thay thế hormone có thể giúp ích trong việc giảm đau vú hay không.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen thuốc giảm đau mạnh hơn như ibuprofen, nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng dùng, bởi vì sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và các tác dụng phụ khác.
Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, Panadol,…) hoặc ibuprofen (Advil, Mobic, …) nhưng hãy hỏi bác sĩ của bạn về lượng dùng, vì sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh các vấn đề về gan và các tác dụng phụ khác.
Mặc áo ngực vừa vặn với gọng thép vào ban ngày và áo ngực mềm, có khả năng nâng đỡ vào ban đêm. Khi tập thể thao, nên mặc áo ngực chuyên dụng cho người tập thể thao để đảm bảo độ co giãn và nâng đỡ tốt nhất.
Hạn chế hoặc loại bỏ caffeine, đồng thời nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, giảm lượng muối và tăng carbohydrate phức hợp.
Chị em nên đi khám định kỳ để loại trừ bệnh lý trong tuyến vú, đặc biệt khi có dấu hiệu đau vú hoặc có khối u ở vú nên có kế hoạch theo dõi trong chương trình tầm soát ung thư vú do bác sĩ khuyến nghị. Tất cả phụ nữ từ 40 tuổi đều nên đi tầm soát bệnh lý tuyến vú 1 năm/1 lần. Những bạn trẻ hơn có thể tầm soát 2-3 năm/lần.
Riêng những đối tượng có nguy cơ cao như: Có người thân, gia đình bị ung thư vú, ung thư buồng trứng; có dấu hiệu bất thường ở tuyến vú; người có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, không sinh con, không cho con bú, từng chiếu xạ ở vùng ngực, béo phì, lạm dụng thuốc nội tiết, uống rượu bia quá nhiều… nên thăm khám và tầm soát 6 tháng/1 lần.
Đau vú phần lớn là lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến vú, cần được theo dõi sát sao. Tốt nhất, chị em khi nhận thấy vú bị đau nhức bất thường, không rõ nguyên nhân, nên đến ngay bệnh viện uy tín để thăm khám và tầm soát, bảo vệ sức khỏe tối đa.
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/dau-num-ty-a39146.html