Người tuổi rồng nên làm gì để tránh vận hạn vào năm tuổi

Người tuổi rồng nên làm gì để tránh vận hạn vào năm tuổi
Linh vật rồng chào năm mới 2024 ở Quảng Trị. Ảnh: Hưng Thơ

Tuổi hạn được tính theo con giáp trong tử vi phương Đông, theo đó, mỗi con giáp sẽ lập lại theo chu kỳ 12 năm 1 lần. Người cầm tinh con giáp nào, đến năm của con giáp đó thì được gọi là năm tuổi hay tuổi hạn.

Theo quan niệm của tử vi phương Đông, có một vị thần cai quản tuổi tác của con người, tên là thần Thái Tuế.

Khi đến năm tuổi của mình, mỗi con giáp sẽ đều phải gặp thần Thái Tuế. Nếu làm những điều không tốt, có thể khiến thần Thái Tuế nổi giận, mà dân gian hay thường nói là "phạm Thái Tuế" hay "xung Thái Tuế" và dâng sao cúng giải hạn (An Thái Tuế) cũng như năng làm việc thiện để làm nguôi cơn giận của vị thần này.

Mỗi con giáp sẽ phải hứng chịu những biến động khác nhau từ thần trị niên Thái Tuế. Về thiên văn, Thái Tuế chính là Mộc Tinh. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt Trời là mười hai năm

Anh Trần Trọng (sinh năm 1976, Hải Phòng) bày tỏ nỗi lo khi bước vào năm tuổi. Anh chia sẻ: "Tôi sinh năm Bính Thìn, đến Tết 2024 là bước vào năm tuổi. Theo ông bà xưa truyền lại, tôi cũng băn khoăn và lo lắng những việc trong năm không suôn sẻ. Đầu năm, tôi và gia đình đến chùa dâng sao giải hạn, trong năm phải cố gắng đi đứng an toàn, tránh nổi nóng, quyết định bồng bột".

Bạn Hương Giang (sinh năm 2000, Hà Nội) cho biết: "Tôi biết đến khái niệm về năm tuổi qua ông bà và bố mẹ. Người ta quan niệm năm tuổi thường là năm có nhiều điều xui xẻo tới, cần kiêng kị nhiều thứ để có cuộc sống an yên. Dù vậy, tôi cho rằng sự lạc quan và nỗ lực mới là chìa khóa để thành công chứ không phải do năm tuổi".

Người dân ở thủ đô đi giải hạn đầu năm. Ảnh: Bích Hà

Theo cuốn "Lễ tục trong gia đình người Việt", quan niệm dân gian tin rằng, vào một số tuối nhất định, con người thường gặp vận hạn (những chuyện không may). Người Việt nào cũng biết câu: "49 chưa qua 53 đã tới". Theo khía cạnh nào đó, những năm tuổi mà người Việt cũng tương quan với những chu kỳ biến đổi (có nhiều khả năng bất lợi) về sinh học của con người.

Muốn làm giảm nhẹ điêu này, họ thường cúng "giải sao" (dâng sao giải hạn). Có thế nói việc làm này cũng có phần ích lợi vì nó làm yên lòng những người rơi vào "năm vận hạn" theo quan niệm có kiêng có lành.

Đầu năm và hàng tháng người ta thường làm lễ dâng sao giải hạn. Lễ dâng sao có thể thực hiện tại chùa hay ngay tại nhà.

Theo TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội, dâng sao giải hạn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta quan niệm, mỗi một năm, con người sẽ ứng với một sao chủ nào đó.

Cuộc đời của con người phải trải qua các sao như Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu. Trong đó, các sao Thái Dương, Thái Âm là những sao tốt. Còn La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch là những sao xấu và cho rằng các sao hạn này sẽ nguy hại đến sức khỏe, tiền tài, vận mệnh của con người.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/van-han-tuoi-a39315.html