Bỏng: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp hàng ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm toàn cầu có khoảng 180.000 ca tử vong do bỏng. Phần lớn, xảy ra ở những nước có thu nhập thấp, trung bình, và gần ⅔ tại khu vực châu Phi, Đông Nam Á (1). Cùng với phụ nữ trưởng thành, trẻ em rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân phổ biến thứ năm gây thương tích không tử vong ở trẻ.

Tai nạn bỏng luôn được nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Vậy bỏng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

bỏng

Bỏng là gì?

Bỏng (hay phỏng) là từ dùng để chỉ những tổn thương trên da, do các yếu tố nhiệt độ, bức xạ, dòng điện, hóa chất,… gây ra. Tùy vào tác nhân gây bỏng sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Phỏng không chỉ gây cảm giác nóng rát, mà còn làm chết các tế bào da bị phỏng. Đa phần tổn thương do bỏng cần thời gian để phục hồi dần. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại di chứng về thẩm mỹ, tâm lý. (2)

Khi bị bỏng, nhiệt độ cao sẽ phá huỷ các tổ chức ở mô, đồng thời làm tắc mạch máu dẫn đến hoại tử da. Sự phóng thích các hóa chất trung gian, thay đổi tính thấm thành mạch, thoát huyết tương sẽ gây phù nề hoặc tạo bóng nước tại vị trí bỏng. Thoát huyết tương xảy ra ở cả vùng da đang bỏng lẫn da lành. Tính thấm thành mạch tăng dần và đạt tối đa sau 8 - 12h, từ 24 - 72h sẽ giảm về bình thường.

Với vết bỏng có diện tích lớn, lượng huyết tương mất nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến mất nước, sốc bỏng. Suy giảm cung lượng tim (thời gian lượng máu bơm đi bị giảm sút), cô đặc máu kèm thoái biến myoglobin vốn vận chuyển oxy, dẫn đến suy thận cấp.

Rối loạn dòng chảy của máu cũng làm giảm tưới máu đến não, biểu hiện bởi rối loạn tri giác, ban đầu kích thích vật vã, kế đến là lơ mơ và hôn mê. Tình trạng sốc bỏng nếu không được nhận biết và xử trí kịp thời dẫn đến suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Ngoài ra, bệnh nhân bỏng nặng và sâu còn gặp tình trạng suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng.

Các cấp độ của bỏng

Dựa trên những tổn thương ở da, bỏng được chia thành 3 cấp độ.

Thông thường, bỏng chủ yếu rơi vào 3 cấp độ trên. Song, một số trường hợp đặc biệt có thêm cấp độ IV, bao gồm cả triệu chứng của cấp độ III và vết bỏng lan vào xương, gân.

Nguyên nhân gây bỏng

Có nhiều nguyên nhân gây bỏng. (3)

Triệu chứng bỏng

Các triệu chứng phỏng gồm: (4)

nguyên nhân gây bỏng
Bỏng do nước sôi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần gặp bác sĩ khi:

Ai có nguy cơ bị bỏng?

Phụ nữ, trẻ em, người già là những đối tượng có nguy cơ bị bỏng nhiều nhất. Ngoài ra, một số yếu tố như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,… cũng có khả năng bỏng cao.

Giới tính

Các yếu tố rủi ro khác

bàn tay bị bỏng
Xử lý vết bỏng ở trẻ em.

Các biến chứng của bỏng

Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, tuy nhiên, bỏng độ II và III có khả năng gây biến chứng cao nhất. Một số biến chứng thường gặp:

Cách chẩn đoán bệnh bỏng

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ đánh giá diện tích bỏng, độ sâu, tình trạng tổn thương và các dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời, xem xét toàn diện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm: dấu hiệu mất nước, dấu hiệu sinh tồn và có xuất hiện các biến chứng của bỏng hay không?.

Cận lâm sàng: bao gồm chụp X-quang và các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác tùy vào nguyên nhân gây bỏng.

Ngoài ra, có thể chẩn đoán bỏng dựa trên một số yếu tố như:

Trung bì nông: nang lông tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn, có các nốt phồng đỏ, cảm giác đau, hồi phục sau 2 - 4 tuần.

Trung bì sâu: chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi, có thể dùng kẹp gắp lông, tóc dễ dàng. Nốt phồng da màu trắng hoặc hồng. Hồi phục sau 4 - 6 tuần.

phòng ngừa bỏng
Cẩn trọng khi ở gần vật dễ nóng.

Cách điều trị bỏng

Điều trị bỏng phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà. Với các vết bỏng sâu, nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xử trí, băng vết thương bỏng, giảm đau, loại bỏ những mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và hỗ trợ liệu pháp tâm lý.

Phương pháp phòng ngừa bỏng như thế nào?

Phỏng là một trong những tai nạn thương tích thường gặp, dù nặng hay nhẹ đều để lại di chứng. Mọi người có thể chủ động phòng ngừa bỏng theo những cách sau:

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoạt động 24/7 với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, y tá có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại sẵn sàng tiếp nhận, xử trí cấp cứu, theo dõi điều trị các trường hợp tai nạn thương tích, đặc biệt là những tổn thương do bỏng gây ra.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh bỏng, triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa. Do đó, khi chẳng may bị bỏng, người bệnh có thể dựa trên những triệu chứng đã kể trên, nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/phong-la-gi-a45694.html