Chuyện gì xảy ra sau khi ước mơ thành sự thật?

Chông chênh với câu hỏi “Rồi sao nữa?”

Mục tiêu thì ai cũng có rất nhiều. Tuỳ mỗi giai đoạn mỗi người lại có những mục tiêu khác nhau, như đạt được điểm cao, có công việc nọ tại công ty kia, có người yêu, lập gia đình,... Thậm chí mình có nhiều mục tiêu trong một ngày, một tuần, chứ không chỉ trong một năm hay vài năm.

Ước mơ thì khác, ít nhất là với mình. Ước mơ là một điều gì đó lớn lao, mà để đạt được nó mình phải đi qua rất nhiều mục tiêu. Ước mơ cũng trừu tượng hơn, và có một chút, hoặc nhiều chút “xa vời” để mình mơ về nó.

Mình nhớ thời học phổ thông ở Việt Nam, khi mình mang giấc mơ du học, bản thân đã tưởng tượng hình ảnh mình ra sân bay chào mọi người ra sao, rồi bắt đầu cuộc sống mới thế nào. Thậm chí khi trời đổ mưa ở nhà, mình còn tự hỏi ở nước ngoài trời mưa trông có khác không.

Ước mơ có gì đó lãng mạn, cháy bỏng, thôi thúc bên trong mình. Nhiều năm sau, mình tiếp tục giấc mơ lớn thứ hai là được trở thành giáo sư đại học (college professor) tại Mỹ. Rất may mắn, ước mơ đó đã trở thành hiện thực khi mình qua tuổi 32.

Ước mơ cháy bỏng đến nhường nào thì cảm giác sung sướng khi đạt được nó càng lớn bấy nhiêu. Nhưng như người lên bục nhận giải nào cũng phải bước xuống, mình hạnh phúc đến tột cùng rồi bỗng cảm giác hụt hẫng, chông chênh, rất kỳ lạ.

Sau khi dành nhiều năm liền, thậm chí cả cuộc đời theo đuổi một điều gì đấy đến mức nó trở thành bản ngã của mình, bây giờ khi đã “cầm” nó trong tay rồi thì mình là ai?

Ước mơ liệu coacute điểm dừng Nguồn Nguyen MinhUnsplash
Có trạm dừng nào cho ước mơ? | Nguồn: Nguyen Minh/Unsplash

Gần đây mình nghe được câu nói thế này trong một podcast về kinh doanh: “What got you here won’t get you there.

Ý nói, những gì giúp cho mình thành công trước đây chưa chắc sẽ giúp cho mình tiếp tục thành công trong tương lai — ở mỗi giai đoạn trong sự nghiệp hay trong cuộc đời, bạn cần một phiên bản khác của bản thân để thực hiện mục tiêu và ước mơ mới.

Nhìn lại mình nhận ra rằng, đúng là khi trở thành giáo sư, mình đã đạt được một ước mơ lớn, nhưng mình chưa hoàn thành nó, cũng giống như mình vừa mở khoá thành công một ván game mới khó hơn, nhưng mình chưa chơi xong.

Như vậy, cảm giác hụt hẫng sau khi đạt được ước mơ của mình phần nào xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị. Mình chông chênh ban đầu do chưa xác định được sẽ cần gì để trở thành phiên bản tốt hơn. Bởi vậy, mình đã thực hiện một số bước sau đây để tiếp tục hành trình của mình được vững chắc hơn.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/dieu-em-uoc-se-khong-tro-thanh-su-that-a54498.html