Scrum Master là gì? Vai trò, công việc của Scrum Master

Nếu bạn đã hiểu về thuật ngữ Scrum thì khái niệm “Scrum Master là gì?” không còn là một vấn đề quá lớn. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là vị trí quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp quản lý theo mô hình Agile. Vị trí công việc của Scrum Master đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Cùng Viện FMIT khám phá chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Scrum Master là gì?

Trước tiên ta cần hiểu về thuật ngữ Scrum. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức quản lý dự án có tính phức tạp cao. Mô hình Scrum sẽ chia nhỏ dự án thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau để dễ theo dõi, quản lý và cải tiến chất lượng một cách liên tục.

Mô hình Scrum

Mô hình Scrum

Scrum Master là gì? Là một vị trí quản lý, thiên về điều phối, tổ chức, sắp xếp công việc và đảm bảo cho các thành viên trong đội nhóm dự án vận hành theo đúng mô hình Agile. Scrum Master là ai? Là người làm việc với các bên liên quan, nhiệm vụ của họ là lấy yêu cầu của khách hàng để chuẩn bị cho Product Backlog, sau đó chia thành các Sprint khác nhau và lên kế hoạch để các thành viên trong đội nhóm thực hiện.

Bên cạnh đó, Scrum Master cần phải đánh giá được năng lực của cả team và của từng thành viên sau khi kết thúc 1 Sprint, sau cùng là đưa ra đề xuất các cách cải tiến trong Sprint tiếp theo.

Công việc của Scrum Master là gì?

Vì mô hình quản lý Scrum có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nên tùy vào mô hình tổ chức của từng công ty mà công việc của Scrum Master sẽ có sự khác nhau. Nhiều người thắc mắc Scrum master làm gì? Một số công việc tiêu biểu của vị trí này là:

- Điều khối các cuộc họp liên quan đến dự án.

- Hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề khi thành viên trong đội nhóm gặp phải trong quá trình làm việc.

- Huấn luyện nhóm về các nguyên tắc Scrum và áp dụng vào thực hành hiệu quả.

- Tạo điều kiện để các thành viên thảo luận cởi mở, sôi nổi, bàn luận chuyên sâu về các vấn đề của dự án.

Tạo môi trường làm việc năng động, cởi mở

Tạo môi trường làm việc năng động, cởi mở

- Chủ động đánh giá, xác định và giải quyết các vấn đề mang tính nghiêm trọng.

- Thường xuyên theo dõi và cập nhật tiến độ dự án.

- Đánh giá hiệu suất công việc của nhóm qua từng Sprint.

- Sau mỗi giai đoạn phát triển, Scrum Master cần đánh giá năng lực của từng thành viên.

- Đề xuất phương án nhằm cải thiện chất lượng công việc trong các giai đoạn tiếp theo.

Vai trò của Scrum Master là gì?

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của Scrum Master. Đây vừa là cầu nối để gắn kết khách hàng với team quản lý dự án mà còn điều phối team hoàn thành công việc của mình. Bên cạnh đó, Scrum Master còn có những vai trò như:

- Hỗ trợ team tránh khỏi những trở ngại từ Product Owner nhằm tạo nên môi trường làm việc thoải mái.

- Giúp các thành viên khám phá ra những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần cải thiện.

- Chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các thành viên trong team để họ hiểu được các vấn đề khúc mắt.

Scrum Master dùng kinh nghiệm của mình để xử lý các vấn đề phát sinh

Scrum Master dùng kinh nghiệm của mình để xử lý các vấn đề phát sinh

- Giúp các thành viên nắm rõ kiến thức về Scrum và sử dụng phương thức khác nhau để hỗ trợ cho công việc.

- Ủy thác trách nhiệm cho các thành viên, khuyến khích team tự tìm cách vượt qua các vấn đề. Lựa chọn thời điểm thích hợp để giải quyết các vấn đề đang cản trở dự án.

Điểm khác biệt giữa Scrum Master và Product Owner

So với một Scrum Master đóng vai trò điều phối các hoạt động của Scrum team thì Product Owner chịu trách nhiệm xác định tầm nhìn về sản phẩm mà team đang xây dựng và tìm cách truyền tải một cách rõ ràng cho toàn bộ các Scrum team.

Product Owner là người sắp xếp độ ưu tiên cho product backlog trong từng kế hoạch Sprint và tạo động lực để cả team có một đích đến rõ ràng và đầy nhiệt huyết. Một Product Owner giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng đặc thù như: có khả năng đáp ứng các yêu cầu của team, sự hiểu biết về lĩnh vực đang làm và khả năng giao tiếp tốt.

Product Owner cần có khả năng giao tiếp để gắn kết giữa các bên liên quan. Đồng thời, truyền đạt các thông điệp khác nhau cho các đối tượng khác nhau về sản phẩm bất kỳ lúc nào.

Product Owner sẽ giúp xác định tầm nhìn và định hình mục tiêu rõ ràng

Product Owner sẽ giúp xác định tầm nhìn và định hình mục tiêu rõ ràng để các team hoàn thành tốt công việc

Điểm khác biệt giữa Scrum Master với Project Management

Scrum master là gì? Là người giúp nâng cao hiệu suất công việc của nhóm qua từng Sprint nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất dự án. Họ cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các thành viên trong đội nhóm có thể hiểu lý thuyết, các kỹ năng thực hành, quy tắc và giá trị của Scrum.

Còn Project Manager (PM) là người đảm nhận trách nhiệm cho toàn bộ quá trình hoạt động của một dự án bao gồm: việc lấy yêu cầu của khách hàng, quản lý được tầm nhìn, ước lượng thời gian thực hiện, lên kế hoạch, quản lý ngân sách và quản lý nhân sự để đảm bảo dự án luôn đáp ứng về chất lượng, tiến độ và quan trọng là dự án cần sinh lời.

Project Manager quản lý toàn bộ hoạt động của một dự án

Project Manager quản lý toàn bộ hoạt động của một dự án

PM thực hiện công việc kiểm tra, giám sát công việc của các thành viên, nhận diện các vấn đề rủi ro để có những giải pháp xử lý kịp thời cho dự án.

>> Xem thêm: Thông tin cần biết trước khi thi chứng chỉ Scrum Master

Trở thành Scrum Master cần có những kỹ năng gì?

Dù làm việc ở bất kỳ vị trí lãnh đạo nào thì cũng cần yêu cầu những kỹ năng để giúp công việc được hoàn thành một cách tốt nhất. Đối với Scrum Master, đòi hỏi phải trang bị những kỹ năng dưới đây:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề là điều kiện tiên quyết cần có đề điều hướng cho các dự án phức tạp.

- Kỹ năng lập kế hoạch khoa học, thông minh và hiệu quả.

- Kỹ năng thích ứng linh hoạt sẽ giúp Scrum Master dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng.

- Kỹ năng giao tiếp, tự tin bàn luận, trao đổi về những thông tin quan trọng của dự án là chìa khóa để dẫn đến thành công.

Giao tiếp tốt là một lợi thế để giúp thấu hiểu khách hàng và các bên liên quan

Giao tiếp tốt là một lợi thế để giúp thấu hiểu khách hàng và các bên liên quan

- Vì phải quản lý nhiều hạng mục công việc nên Scrum Master cần có kỹ năng tổ chức khoa học và hiệu quả nhằm giúp phân bổ nguồn lực phù hợp để đáp ứng các yêu cầu.

- Khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới là một thế mạnh để có thể duy trì hiệu quả công việc tốt nhất.

Học gì để trở thành Scrum Master?

Để trở thành Scrum Master cần trải qua quá trình dài học tập và tích lũy kinh nghiệm. Tùy vào từng hoạt động của công ty mà sẽ có hoặc không vị trí Scrum Master. Thông thường những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tài chính ngân hàng sẽ rất cần nhân lực cho vị trí Scrum Master.

Bên cạnh việc chọn học lĩnh vực mà mình yêu thích thì bạn cũng có thể thi lấy chứng nhận Scrum từ những chương trình giáo dục uy tín. Chứng chỉ ngành chính là cách nhanh nhất để bạn chứng minh được kiến thức đối với các nhà tuyển dụng. Mọi kỹ năng, kiến thức chuyên ngành về Scrum đều được cung cấp một cách đầy đủ qua khóa đào tạo về Agile Scrum Master của Viện FMIT.

Tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng

Tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng để trở thành một Scrum Master giỏi

>> Xem thêm: Khóa học quản lý dự án chuẩn PMI của Viện FMIT.

Tại sao nên thử sức với vị trí Scrum Master?

Hiểu được Scrum Master là gì thì bạn cũng đã phần nào hiểu được trách nhiệm cần có đối với công việc. Đây cũng được xem là một vị trí lãnh đạo nên sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, thử thách. Tuy nhiên, đổi lại bạn sẽ được đóng góp công sức vào sự thành công của công ty, được cống hiến năng lực của mình để tạo nên các giá trị thiết thực nào đó. Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội được vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để mang đến nhiều giá trị tích cực cho công ty.

Hơn nữa, mức lương triển vọng trong nghề của Scrum Master sẽ được đánh giá cao. Theo báo cáo Most Promising Jobs của LinkedIn 2019, Scrum Master có thể kiếm được mức lương cơ bản trung bình là 103.000 USD/năm, kèm theo đó là những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp qua từng năm. Hơn nữa, mức lương có thể cao hơn tùy thuộc vào ngân sách của công ty cho vị trí này.

Cơ hội phát triển rộng mở đối với vị trí Scrum Master

Cơ hội phát triển rộng mở đối với vị trí Scrum Master

Khóa đào tạo Agile Scrum Master tại Viện Fmit

Như đã phân tích ở trên, vị trí Scrum Master có tiềm năng thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Chính vì thế, việc trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn và am hiểu về mô hình Agile, Scrum là một lợi thế để bạn có thể tiến xa hơn trong công việc.

Vậy làm thế nào để tích lũy được những kiến thức chuyên môn này? Khóa đào tạo Agile Scrum Master chính là đáp án mà bạn đang tìm kiếm. Chương trình đào tạo của Viện FMIT được thiết kế trên nền tảng phương pháp quản lý dự án hiện đại của PMI theo chuẩn quốc tế. Chương trình được thiết lập dựa trên hệ thống thực hành và khung Scrum của học viên Scrumstudy toàn cầu, các hệ thống phương pháp luận mới nhất về Agile. Trong đó, phương pháp đào tạo chú trọng đến kỹ năng lãnh đạo và quản lý con người.

Khóa đào tạo chương trình Agile Scrum Master của Viện FMIT

Khóa đào tạo chương trình Agile Scrum Master của Viện FMIT được thiết kế theo chương trình chuẩn quốc tế

Ưu điểm khóa đào tạo Agile Scrum Master:

- Phương pháp đào tạo tập trung vào xây dựng hệ thống và triển khai dự án thực tế của tổ chức. Phương pháp yêu cầu người học sẽ đưa ra dự án thực tế cần quản lý và sử dụng các công vụ và phương pháp để quản lý hiệu quả.

- Viện ưu tiên giảng dạy theo phương pháp xử lý tình huống cũng như đề xuất các quản lý tốt nhất nhằm cải tiến tổ chức là trọng tâm.

- Giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp để ứng dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo của Viện FMIT, người học sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học Quản lý dự án Agile Scrum Master. Thông qua chứng chỉ này, các doanh nghiệp cũng đánh giá cao năng lực và nền tảng kiến thức của bạn. Từ đó. cơ hội thăng tiến cũng trở nên thuận lợi và rộng mở hơn.

Qua bài viết này, Viện FMIT muốn bạn hiểu rõ về Scrum Master là gì, đồng thời hiểu được vai trò cũng như những công việc đối với một Scrum Master. Khóa học của chúng tôi sẽ là cánh cửa để mở ra miền kiến thức mới lạ, hiện đại, giúp bạn thoát khỏi tư duy quản lý truyền thống và có thể sớm đạt được mục đích nghề nghiệp trong tương lai.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/scrum-master-la-gi-a55047.html