Công dụng của cây thanh ngâm

Cây thanh ngâm là vị thuốc được Y Học Cổ Truyền công nhận trong việc làm chậm và phòng ngừa thoái hóa xương khớp, khai vị tiêu viêm, chữa kém ăn mất ngủ. Để biết thêm các công dụng khác của cây thanh ngâm, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

1. Đặc điểm của cây thanh ngâm

Cây thanh ngâm có vị đắng gắt, thuộc họ Scrophulariaceae, chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Chiều cao cây khoảng 20cm, phân thành nhiều nhánh; các lá tròn nhọn mọc đối nhau và có răng cưa, gân lá rõ nét. Hoa thanh ngâm màu trắng, mọc thành chùm; còn quả thì hình nang dẹt, nằm trong đài trông như con hến.

Cây sẽ được thu hái toàn bộ cây vào mùa hạ kể cả hoa và quả để phơi hay sấy khô làm thuốc. Về thành phần hóa học trong cây thanh ngâm chứa hoạt chất curangin thuộc nhóm glucosid có nhiều tính chất của digitalis và cũng có tác dụng trợ tim.

2. Công dụng của cây thanh ngâm

Cây thuốc thanh ngâm có vị đắng, tính mát thông vào các kinh Can, Tâm. Do vậy, công dụng của cây thanh ngâm đó là thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng giảm đau. Cụ thể:

Công dụng của cây thanh ngâm

3. Một số bài thuốc sử dụng cây thanh ngâm

Bài thuốc bổ máu:

Rượu thanh ngâm dùng cho khai vị, dễ tiêu hóa:

Bài thuốc chữa bệnh kém ăn, mất ngủ:

Bài thuốc chữa đau bụng do giun:

Các bài thuốc dùng thanh ngâm chủ trị khác:

Theo các nghiên cứu, lá thanh ngâm là thảo dược khá an toàn. Với liều 125 và 250mg/kg thì không gây độc hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp sử dụng liều cao vẫn có thể gây viêm gan nhẹ, nôn mửa, đi tả hoặc viêm bể thận mạn tính. Do đó, trước khi sử dụng cây thanh ngâm điều trị bệnh lý, người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/cay-thanh-a57774.html