Cúng đông thổ xây nhà gồm những gì?

Lễ động thổ được xem là bước vô cùng quan trọng nhằm thông báo chính thức về việc tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Dưới đây, Kiến Trúc Vinavic sẽ chia sẻ tới các gia chủ những thủ tục cần thực hiện khi cúng động thổ làm nhà.

Cúng động thổ là gì?

Cúng động thổ là một nghi lễ thờ cúng thần linh, thổ địa cũng như tổ tiên của gia chủ. Trong xây dựng, động thổ được xem là bước vô cùng quan trọng nhằm thông báo chính thức về việc tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Vì vậy mà lễ động thổ được tiến hành một cách rất nghiêm ngặt và đầy đủ các nghi thức nhằm đảm bảo sự hoàn thiện, mang đến may mắn, thuận lợi cho cuộc sống của gia chủ sau này.

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ

Cúng động thổ là việc xin phép Thổ Địa - vị thần chăm sóc và bảo vệ trên mảnh đất sắp được khởi công xây dựng nhà cửa. Đồng thời, cũng là lời cầu nguyện xin phép các linh hồn đang sinh sống tại đây để họ có thể di chuyển sang nơi khác một cách an toàn, giúp cho việc xây dựng được thuận lợi và thành công.

Ở Việt Nam, hầu hết khi bắt đầu xây dựng một công trình, dù lớn hay nhỏ, từ biệt thự hay nhà phố, đều tiến hành lễ cúng động thổ. Các vật phẩm trong lễ cúng động thổ sẽ khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục của từng vùng miền.

Ngoài ra, để lễ cúng động thổ diễn ra suôn sẻ, trước hết phải chọn người cúng có tuổi tốt hoặc hợp tuổi với gia chủ, sau đó xem xét hướng chính của ngôi nhà để đảm bảo phù hợp với phong thủy của gia chủ.

Lễ vật cúng động thổ xây nhà

Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia chủ và phong tục tín ngưỡng ở từng vùng miền, lễ vật cúng động thổ sẽ có những nghi lễ và quy định khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thuận lợi và suôn sẻ trong việc xây dựng, mâm cúng động thổ cần được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và chu đáo.

Nhìn chung, để khởi công xây nhà, cần chuẩn bị các lễ vật sau:

Văn khấn động thổ xây nhà

Dưới đây là bài khấn động thổ xây nhà chuẩn nhất mà bạn có thể áp dụng:

Tiến hành nghi lễ

Đối với gia chủ

Gia chủ bày biện lễ vật lên

Đối với đơn vị thi công

Ngoài việc khấn thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.

Đối người mượn tuổi làm nhà

Đối người mượn tuổi làm nhà

Lưu ý khi tiến hành làm lễ cúng động thổ xây nhà

1.Chọn ngày giờ tốt để cúng động thổ

Việc chọn ngày giờ thích hợp để cúng động thổ là rất quan trọng. Cần tìm các thầy bói để xem xét ngày, tháng và giờ hoàng đạo phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.

Gia chủ nên tránh xây nhà vào năm tuổi hạn Kim Lâu, Hoang Ốc và không nên tổ chức lễ cúng động thổ vào những ngày xấu như Hắc đạo, kiếp sát, trùng tang, trùng tu...

2. Trình tự cúng động thổ

Để tiến hành lễ cúng động thổ, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật và chọn một vị trí tốt giữa khu đất động thổ. Sau đó, thắp đèn và nhang theo số lượng phù hợp với giới tính của gia chủ và cắm nhang trên mâm cúng và dưới đất.

Tiếp theo, gia chủ thắp nhang và vái lạy bốn phương, tám hướng trước khi đọc bài khấn lễ cúng động thổ. Sau đó, rải tiền vàng, đồ mã và rắc muối gạo và cuốc đất hoặc đặt viên gạch đầu tiên để xin được động thổ.

Sau khi hoàn thành, lưu ý cất đi 3 ly muối-gạo-nước và không mang hoa thờ cúng về nhà. Nếu nhà đang xây dựng nhiều tầng, có thể tổ chức lễ cúng động thổ mỗi khi đổ mái để lên tầng mới.

Các tuổi đẹp, hợp mệnh làm nhà năm 2024

Theo truyền thống, người ta tin rằng việc chọn vợ phải xem tuổi của đàn bà, còn việc xây nhà phải xem tuổi của đàn ông. Vì vậy, khi xây dựng tổ ấm, bạn nên xem xét tuổi của người đàn ông trong gia đình vì họ là trụ cột quan trọng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của lễ cúng động thổ và cách thực hiện cúng và bài khấn lễ động thổ để có một kết quả tốt đẹp. Nếu muốn biết thêm về ngày và tháng tốt để làm lễ, bạn có thể đến gặp thầy phong thủy để được tư vấn.

Hãy tham khảo thêm các bài viết liên quan trên trang Kiến Trúc Vinavic nhé!

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/le-cung-dong-tho-xay-nha-2022-a58350.html