“Cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”: Vì sao có câu nói này?

Dân gian có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", ý muốn nhấn mạnh đây là ngày lễ được nhiều gia đình coi trọng nên thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cho cả năm.

1/ Nguồn gốc của ngày tết Nguyên tiêu

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng trong lịch âm của người châu Á. Tết Nguyên Tiêu - đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu sáng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Tết Nguyên Tiêu cũng được cho là đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" để bắt tay vào công việc cho một năm mới.

“Cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”: Vì sao có câu nói này?

Tùy thuộc vào văn hóa tín ngưỡng của mỗi vùng miền, ngày Rằm tháng Giêng trong dân gian khác nhau nhưng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc. Rằm tháng Giêng cũng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất năm mà người Việt, đặc biệt là phật tử thường viếng chùa lễ phật cầu gia đạo bình an, tài lộc...

“Cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”: Vì sao có câu nói này?

Lễ ngày Rằm tháng Giêng cầu sức khỏe, bình an, tài lộc trở thành một trong những nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, cách đón Rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi nhưng đa số mọi người vẫn thường đi lễ chùa và giải hạn nhằm cầu mong sự phù hộ của trời phật để có một năm an lành, phát đạt.

2/ Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

- Dọn dẹp bàn thờ: Trước khi tiến hành cúng, gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ tỉ mỉ, cẩn thận. Khi làm việc này gia chủ chú ý không nên xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn cần thắp một nén nhang xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn bàn thờ để cúng Rằm.

“Cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”: Vì sao có câu nói này?

- Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, gi.ết thịt gà vịt để tránh vận xui; cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điềm gở trong ngày này.

- Nên thắp hương theo số lẻ: Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

- Không dùng hoa quả giả: Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

- Gia chủ khi tiến hành cúng cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, khi khấn cần thành tâm, không cười nói.

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/cung-quanh-nam-khong-bang-ram-thang-gieng-a73734.html