Thức ăn tự nhiên thích hợp cho cá gồm những loại nào?

Nguồn nước tốt là nguồn nước nhiều loài sinh vật làm thức ăn cho cá.

Thức ăn tự nhiên trong ao hồ bao gồm nhiều loài sinh vật trong nước, từ các vi khuẩn cho đến các tảo và thực vật bậc cao sống trong nước đến các động vật sông lơ lửng trong nước hoặc động vật sông đáy.

Ngoài ra, thức ăn tự nhiên còn bao gồm cả các chất mùn bả hữu cơ là xác động vật khi chết chìm xuống đáy và trong quá trình phân hủy đã tạo nên một loài thức ăn thích hợp cho cá.

ao cá

- Tảo (thực vật phù du): Là nhóm thức ăn quan trọng, chúng là nguồn thức ăn ban đầu cho các loại sinh vật thức ăn khác trong ao hồ. Chẳng hạn cá mè trắng, cá rô phi trực tiếp ăn tảo. Ngoài ra tảo là nguồn thức ăn của các động vật nổi và động vật đáy. Do đó ao hồ nào có màu nước xanh như màu lá chuối tức là tảo phát triển mạnh thì động vật nổi và động vật đáy cũng đều phong phú.

Tảo còn đóng góp to lớn vào việc làm tốt môi trường nước, làm giàu oxy cho lớp nước mặt vào mùa hạ. Một số loài tảo còn có khả năng cố định đạm từ khí quyển để làm giàu chất dinh dưỡng cho vực nước.

Tảo có khả năng sinh sản rất nhanh và có giá trị dinh dưỡng cao. Lượng protein của tảo từ 45-60% (so với bột cá 45-50%) và chứa đầy đỉ các aminoaxit thiết yếu. Ngoài ra tảo còn chứa nhiều axit béo cần thiết và nguồn vitamin quan trọng.

Tảo trong ao hồ gồm có 7 nhóm: tảo lam, tảo lục, tảo mắt, tảo giáp, tảo trần, tảo vàng và tảo vàng ánh.

Màu vàng của nước ao hồ thường do 3 nhóm tảo là: tảo lục, tảo lam và tảo mắt quyết định. Nếu tảo lục phát triển nhiều nhất thì nước ao hồ có màu xanh lá chuối non hoặc màu vỏ đỗ xanh.

Tảo lục là loại thức ăn tốt và phong phú nhất, có thể đưa năng suất cá ao hồ lên cao. Gặp điều kiện thuận lợi tảo lục có thể phát triển dày đặc với mật độ 1.300 triệu cá thể trong 1 cm3 nước, thật là một con số huyền thoại.

- Vi khuẩn: Hiện diện với số lượng lớn trong tầng nước và nền đáy. Chúng không là thức ăn trực tiếp cho cá nhưng là thức ăn cho các sinh vật khác sống trong nước. Hồ ao được bón nhiều phân hữu cơ sẽ phát triển nhiều vi khuẩn.

- Động vật nổi (động vật phù du): Bao gồm các động vật nhỏ li ti sống trôi nổi trong nước. Chúng có đặc tính vào sáng sớm và ban đêm nổi lên mặt nước, ban ngày thường chìm xuống.

Ở độ phóng đại 100 lần của kính hiển vi thông thường đã phát hiện và phân biệt được các loài động vật phù du. Những động vật phù du quan trọng nhất là động vật nguyên sinh (Prolfìzoa), luân trùng (Rolifera) và giáp xác thấp gồm râu ngành chắn chèo, đó là các con rận nước (Daphnia), trứng nước hay bo bo (Moina), bọ một mắt (Cyclops), v.v… Những loài này phát triển về mùa xuân, nổi từng đám trên mặt ao (người ta thường vớt về làm thức ăn cho cá vàng). Chúng là thức ăn trực tiếp của các loài cá ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương và là thức ăn trực tiếp, của nhiều loài cá trưởng thành. Động vật nổi có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm lượng protein là 50%, lại chứa đủ các aminoacid thiết yếu.

Động vật hồi ăn các loại thức ăn như tảo, vi khuẩn và mảnh hữu cơ lơ lửng trong nước. Do đó, một ao khi bón phân có nhiều tảo, vi khuẩn, dẫn đến động vật nổi cũng phát triển theo.

Tuy nhiên, động vật phù du nếu là loài chân chèo (Copepoda) cỡ lớn là động vật dữ thường ăn hại trứng cá và tấn công cá bột. Vì vậy, khi lấy nước vào bể ương trứng phải có màng lọc ngăn động vật phù du.

- Động vật đáy: là những sinh vật lớp mặt hay lớp bùn đáy ao. Phổ biến nhất là ấu trùng, côn trùng, giun ít tơ, trùng chỉ (còn gọi là giun đỏ thường có bán tại các cửa hàng cá cảnh) là một loài động vật đáy.

Có ý nghĩa đặc biệt về mặt thức ăn cho cá là giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, nhấtt là ấu trùng muỗi (bọ quăng, bọ gậy).

Động vật đáy thường ăn các tảo lắng chìm ở đất, chất hữu cơ và vi khuẩn, vì vậy khi sinh vật phù du phát triển thì động vật đáy phát triển theo. Động vật đáy là thức ăn trực tiếp của cá chép, rô phi, trôi Ấn Độ và tôm càng xanh, v.v…

- Mùn bã hữu cơ là xác của các thực vật và động vật, sống trên nó gồm các vi khuẩn, một số động vật nguyên sinh biến đổi thành phần hoá học của nó.

Mùn bã hữu cơ ở trong ao hồ còn gọi là chất vẩn đêtrít tồn tại ở một số dạng chính sau:

* Mùn bã ở trong nước lơ lửng nó vừa làm thức ăn trực tiếp cho một số loài cá, đồng thời nó là trạng thái phân huỷ để tạo thành các muối dinh dưỡng cho nguồn nước.

- Mùn bã hữu cơ lắng chìm xuống đáy ao, mùn bã này làm thức ăn cho các loại cá ăn đáy và cũng phân huỷ để bổ sung muối dinh dưỡng cho nguồn nước.

- Mùn bã hữu cơ vừa là nguồn dự trữ muối dinh dưỡng, đồng thời đáp ứng cho sự phát triển của sinh vật phù du.

- Lượng mùn bã hữu cơ thay đổi theo mùa, lớn nhất là mùa mưa và thấp nhất là mùa khô. Lượng mùn bã hữu cơ cũng thay đổi theo vùng địa lý khác nhau, những hồ ao gần nơi dân cư nhất là vùng ngoại thành mùn bã hữu cơ phong phú. Ở những ao hồ bón nhiều phân hữu cơ sẽ tăng mùn bã hữu cơ.

Ở các vực nước ngọt có tới 90% chất hữu cơ thực vật do tảo đơn bào hiển vũ lượng mùn bã hữu cơ thường rất cao, nhất là ven bờ, có khi lên đến vài miligam/lít nước.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/ca-thich-an-gi-a76340.html