Công nghệ truyền thông học trường nào? TOP 12  trường tốt nhất 2024

Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông hiện đại cùng nhu cầu đẩy mạnh hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng, ngành công nghệ truyền thông đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn và phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, ngành công nghệ truyền thông được đào tạo phổ biến ở nhiều trường đại học, cao đẳng với chương trình, chuyên ngành khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, Đại Học FPT sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc công nghệ truyền thông học trường nào và một số tiêu chí lựa chọn trường để theo học ngành này.

1. 9 trường Đại học đào tạo ngành công nghệ truyền thông

1.1. Đại học FPT

Trường FPT có 1 trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 4 phân hiệu tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Quy Nhơn, đáp ứng nhu cầu theo học của đông đảo sinh viên. Trong đó, khối ngành Công nghệ truyền thông của Đại học FPT được chia làm 2 chuyên ngành: Truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng.

Với chuyên ngành truyền thông đa phương tiện, sinh viên sẽ được đào tạo trở thành các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực truyền thông trên đa phương tiện, phục vụ hiệu quả mục tiêu truyền thông của các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các công cụ, phần mềm, trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu khi sản xuất các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông.

Đối với chuyên ngành quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được đào tạo thành các chuyên gia hoạt động về các chiến dịch quan hệ công chúng, kỹ năng phân tích chiến lược truyền thông, quản trị hình ảnh, quan hệ của doanh nghiệp với đối tác, tổ chức liên quan.

Trường Đại học FPT đào tạo ngành công nghệ truyền thông với chương trình tiên tiến, kết hợp lý thuyết chuyên sâu và thực tế
Trường Đại học FPT đào tạo ngành công nghệ truyền thông với chương trình tiên tiến, kết hợp lý thuyết chuyên sâu và thực tế

Chương trình đào tạo ngành công nghệ truyền thông ở Đại học FPT được xây dựng tiên tiến, chủ yếu chú trọng vào các kỹ năng giao tiếp, quản trị truyền thông và ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ hiện đại. Sinh viên theo học tại đây sẽ có nhiều cơ hội kết nối, làm việc với các doanh nghiệp là các đối tác chiến lược của Đại học FPT, ví dụ như các đơn vị truyền thông hàng đầu hiện nay như HTV, Cát Tiên Sa, VNExpress,...

Tham khảo thông tin về ngành học công nghệ truyền thông của trường Đại học FPT, để hiểu rõ hơn về các chương trình đào tạo chuyên sâu và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.

1.2. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU) đào tạo 3 ngành học liên quan đến công nghệ truyền thông là Truyền thông Marketing, Quan hệ công chúng, Marketing.

Khi theo học công nghệ truyền thông tại NEU, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về truyền thông, báo chí, quan hệ công chúng, hành vi truyền thông, nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động PR, đồng thời có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích, ứng dụng phục vụ công cụ truyền thông, báo chí, quan hệ công chúng,...

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

1.3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) đào tạo ngành công nghệ truyền thông với các ngành/chuyên ngành liên quan như Truyền thông đa phương tiện, Báo chí, Quan hệ công chúng.

Khi theo học tại AJC, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo về sản xuất các ấn phẩm truyền thông như ảnh, video, văn bản âm thanh. Sinh viên cũng sẽ được học về kỹ năng viết kịch bản phim, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ họa, xử lý biên tập âm thanh, thiết kế banner bảng cáo, catalog báo chí, thiết kế website và sáng tạo nội dung trên đa nền tảng (kỹ thuật số, báo in,...)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1.4. Đại học Thương Mại

Đại học Thương Mại đào tạo ngành công nghệ truyền thông cho sinh viên với 3 chuyên ngành Marketing Thương mại, Marketing Quản trị thương hiệu và Marketing số thuộc khoa Marketing, được thành lập vào năm 1960. Đặc biệt, khoa Marketing của Đại học Thương Mại đã được trao Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước và Bằng khen của Bộ Giáo dục, cho thấy uy tín và chất lượng đào tạo trong lĩnh vực truyền thông của trường.

Khi theo học công nghệ truyền thông tại Đại học Thương Mại, sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về Marketing, truyền thông như Nghiên cứu marketing, hành vi khách hàng, marketing B2B, quan hệ khách hàng trong cung ứng giá trị. Sinh viên cũng được tạo điều kiện kết nối, tham quan và học tập tại các doanh nghiệp, các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngành truyền thông.

Trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi truyền thông thu hút đông đảo sự quan tâm của sinh viên như “Nhà truyền thông tài năng”, “Chiến binh Marketing”, “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo”,...

Đại học Thương Mại
Đại học Thương Mại

1.5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo ngành công nghệ truyền thông với 2 ngành là Quan hệ công chúng và Báo chí thuộc Khoa Báo chí và Truyền thông. Đối với ngành quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng nhằm xây dựng, phát triển và duy trì hình ảnh cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và trở thành các nhà lãnh đạo, chuyên gia ở lĩnh vực quan hệ công chúng.

Với ngành báo chí, khoa Báo chí tại trường đạo tạo đầy đủ các loại hình báo chí bao gồm Báo điện tử, Báo in, Truyền hình, Phát thanh. Trường cũng có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với phòng thu ảo, phòng dựng, phòng thu thật,... như tòa soạn thu nhỏ, hơn 40% thời lượng đào tạo được giảng dạy và thực hiện trên phòng máy, giúp sinh viên tiếp cận thực tế công việc từ sớm và chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai tốt nhất.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

1.6. Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đào tạo lĩnh vực công nghệ truyền thông với ngành Marketing. Khi theo học Marketing tại đây, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiên cứu thị trường, tiếp thị kỹ thuật số, truyền thông tích hợp quảng cáo và tổ chức sự kiện, quản lý bán hàng, tiếp thị quốc tế.

Với những môn học chuyên sâu, sinh viên sẽ được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu ở lĩnh vực truyền thông, Marketing, đồng thời thực hiện các dự án thực tế ngay ở doanh nghiệp, giúp sinh viên chủ động và làm quen với công việc từ sớm.

Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng

1.7. Đại học Kinh tế TP. HCM

Đại học Kinh tế TP. HCM đào tạo công nghệ truyền thông với 2 ngành học liên quan bao gồm Truyền thông số và thiết kế đa phương tiện và Công nghệ Marketing. Chương trình đào tạo tiên tiến, được xây dựng dựa trên chương trình của TOP 200 trường Đại học hàng đầu thế giới.

Đối với ngành công nghệ Marketing, sinh viên sẽ được học kiến thức, kỹ năng về việc sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ để tìm hiểu hành vi khách hàng, marketing kỹ thuật số, xây dựng và thiết kế nội dung hình ảnh, videos, ứng dụng AI, Blockchain trong Marketing,... giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, công ty.

Đại học Kinh tế TP. HCM
Đại học Kinh tế TP. HCM

1.8. Đại học Tài chính - Marketing

Đại Học Tài chính - Marketing (UFM) đào tạo ngành công nghệ truyền thông với ngành Marketing, bao gồm 3 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Truyền thông Marketing. Khi theo học tại UFM, sinh viên sẽ được học về cách quản lý, phương thức xây dựng, quảng bá thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, phân tích và dự báo hành vi người tiêu dùng.

Đại học Tài chính - Marketing
Đại học Tài chính - Marketing

1.9. Đại học Hoa Sen

Đại học Hoa Sen đào tạo công nghệ truyền thông với các ngành như Quản trị Công nghệ Truyền thông, Marketing, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Digital Marketing. Chương trình đào tạo được kết hợp về quản trị sản xuất và kinh doanh truyền thông, sinh viên sẽ được học kỹ năng sáng tạo và sản xuất các sản phẩm truyền thông, quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông, marketing điện tử, quan hệ báo chí,...

Đại học Hoa Sen
Đại học Hoa Sen

>> Có thể bạn quan tâm: Có nên học công nghệ truyền thông? 6 lý do nên chọn

2. 3 trường Cao đẳng đào tạo ngành công nghệ truyền thông

2.1. Cao đẳng Truyền hình CTV

Cao đẳng Truyền hình CTV đào tạo các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghệ truyền thông từ năm 2021 với một số ngành như truyền thông đa phương tiện, đồ họa đa phương tiện, thiết kế đồ họa, báo chí, công nghệ điện ảnh - truyền hình.

Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng về sản xuất các ấn phẩm truyền thông, kỹ năng viết bài quảng cáo, PR, kỹ năng viết kịch bản, chụp ảnh, quay phim. Sinh viên cũng sẽ được tiếp cận thực tế và sử dụng thành tạo các thiết bị quay phim, điện ảnh, hệ thống âm thanh, ánh sáng để sản xuất các chương trình truyền hình.

Cao đẳng Truyền hình CTV
Cao đẳng Truyền hình CTV

2.2. Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II chuyên đào tạo các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghệ truyền thông như Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Quay phim, Thiết kế đồ họa, Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông. Khi học đây, sinh viên sẽ được tiếp cận và thực hiện quy trình sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp với nhiều thể loại như Talkshow, Gameshow, xây dựng kịch bản, kỹ năng viết, sử dụng thành thạo các phần mềm dựng phim, xử lý âm thanh,...

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II
Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II

2.3. Cao đẳng công nghệ Sài Gòn

Cao đẳng công nghệ Sài Gòn chuyên đào tạo ngành truyền thông, trang bị cho sinh viên các kỹ năng, kiến thức chuyên môn như truyền thông, báo chí, marketing, quảng cáo. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng thực hành như viết bài, biên tập, quay phim, dựng phim, thiết kế truyền thông,...

Cao đẳng công nghệ Sài Gòn
Cao đẳng công nghệ Sài Gòn

Nếu bạn đang băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi ra trường, hãy tham khảo ngay bài viết: [Giải đáp] Công nghệ truyền thông có dễ xin việc không?

3. 3 tiêu chí lựa chọn trường đào tạo ngành công nghệ truyền thông

Ngành Công nghệ Truyền thông đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên theo học ngành này. Tuy nhiên, để ngày càng phát triển và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần lựa chọn các trường đào tạo chất lượng và uy tín. Sau đây là 3 tiêu chí lựa chọn trường đào tạo ngành công nghệ truyền thông bạn có thể tham khảo:

3.1. Chất lượng đào tạo ngành công nghệ truyền thông

Chất lượng đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu khi chọn trường để học ngành công nghệ truyền thông. Khi tìm hiểu về chất lượng đào tạo, bạn cần cân nhắc đến các yếu tố sau:

Chọn trường có chất lượng đào tạo tốt, chương trình tiên tiến giúp sinh viên tiếp cận với công việc dễ dàng hơn
Chọn trường có chất lượng đào tạo tốt, chương trình tiên tiến giúp sinh viên tiếp cận với công việc dễ dàng hơn

Để giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định chọn trường học ngành Công nghệ truyền thông, việc đánh giá các tiêu chí như chất lượng đào tạo và phương pháp giảng dạy thực hành là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn còn băn khoăn học công nghệ truyền thông có khó không, hãy tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết chuyên sâu của chúng tôi. Bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về những thách thức cũng như cơ hội trong quá trình học, từ đó giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra lựa chọn phù hợp.

3.2. Điểm chuẩn phù hợp với năng lực

Để chọn trường để theo học ngành truyền thông, bạn nên tham khảo và so sánh điểm chuẩn ngành Công nghệ Truyền thông tại các trường khác nhau và lựa chọn các trường có mức điểm chuẩn phù hợp với năng lực. Điều này sẽ giúp bạn chọn lọc được những trường phù hợp và có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

Sau đây là điểm chuẩn ngành công nghệ truyền thông của một số trường trong năm 2024 bạn có thể tham khảo:

Để tham khảo thêm về điểm chuẩn công nghệ truyền thông tại các trường đại học, bạn có thể tham khảo ngay tại bài viết: [Chính thức] Điểm chuẩn ngành công nghệ truyền thông năm 2024

3.3. Học phí phù hợp với điều kiện kinh tế

Khi lựa chọn trường đào tạo ngành Công nghệ Truyền thông, bên cạnh chất lượng đào tạo, học phí là yếu tố cũng cần phải cân nhắc. Việc lựa chọn trường có học phí phù hợp với điều kiện kinh tế sẽ giúp sinh viên có kế hoạch học tập tốt hơn trong thời gian học tập tại trường.

Hiện nay, học phí ngành công nghệ truyền thông dao động từ 18.000.000 - 60.000.000 VNĐ/tháng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình trường, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất. Sau đây là mức học phí của một số trường đại học bạn có thể tham khảo:

Bên cạnh mức học phí theo quy định của trường, hiện nay các trường đại học - cao đẳng cũng có các chương trình học bổng cho sinh viên. Trong đó, Trường Đại học FPT luôn hỗ trợ sinh viên thông qua các chương trình học bổng. Học bổng của Trường ĐH FPT năm 2024 gồm các chương trình học bổng:

Trường Đại học FPT với nhiều chương trình học bổng hấp dẫn
Trường Đại học FPT với nhiều chương trình học bổng hấp dẫn

Bài viết trên đây Đại học FPT đã giúp bạn giải đáp thắc mắc công nghệ truyền thông học trường nào với TOP 12 trường đào tạo tốt nhất hiện nay. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn trường phù hợp với năng lực, tài chính,...

Đại học FPT được đánh giá nằm trong TOP đầu các trường có chương trình đào tạo tiên tiến, kết hợp ký thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên tiếp cận chuyên sâu với ngành công nghệ truyền thông. Nếu bạn cần tư vấn thêm về chương trình tuyển sinh ngành công nghệ truyền thông tại Đại học FPT, hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ nhé!

Trường Đại học FPT Hà Nội - 1 trong 5 cơ sở trực thuộc Trường Đại học FPT

Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/truyen-thong-hoc-truong-nao-a78685.html