Tôi muốn nghiên cứu các cung Lửa và Đất cùng một lúc vì là nguyên tố đối lập, chúng tương phản và tương hỗ lẫn nhau. Việc nắm bắt ý nghĩa của 1 nguyên tố sẽ dễ dàng hơn nếu ta so sánh nó với cái đối lập nó hay với cái nó không phải. Lửa mang tính nam và tích cực còn đất mang tính nữ và tiêu cực. Thông qua mô hình góc phần tư của Wilber, cả 2 nguyên tố này đều có chung một định hướng mang tính đơn độc, cá nhân đối với thế giới. Đối với lửa, sự định hướng mang tính chủ quan. Ví dụ cho điều này có thể là sự trải nghiệm mang tính tôn giáo hoặc niềm tin cá nhân, điều mà hoàn toàn đúng với 1 cá nhân nhưng không thể, hoặc không cần thiết phải chứng minh hay giải thích hay làm sáng tỏ với bất cứ ai, bởi nó đúng với cá nhân đó. Đối với các cung Đất, sự thật là khách quan, nhưng nó xuất phát từ cá nhân, tức là xuất hiện từ chính trải nghiệm của cung Đất, thông qua 5 giác quan với thế giới bên ngoài. Ví dụ, nếu cung Đất không thích mùi vị hay màu sắc của một thứ gì đó, thì nó chính là như thế. Không ai có thể tranh cãi được. Nếu chúng ta có thể hiểu hoàn toàn cách mỗi nguyên tố trải nghiệm và kết hợp trong thế giới thì ta có thể đánh giá đúng rằng mỗi nguyên tố chỉ là một phần của 1 thể thống nhất toàn vẹn hơn.
Lửa, tất nhiên, là nóng, nó như 1 thỏi nam châm , có xu hướng hút chúng ta lại. Nếu bạn đã từng chứng kiến 1 đống lửa đốt rác hay ngồi xung quanh lửa trại thì hẳn bạn biết cái cảm giác phấn khích vui thú đó rồi. Khi ta nhìn ngọn lửa, nó sẽ kéo chúng ta vào một trạng thái thôi miên và “ra” khỏi thế giới thực, và vào trong trí tưởng tượng của mỗi người. Trí tưởng tượng rằng lý tưởng, những truyền thuyết và sự nồng nhiệt của ngọn lửa trở nên sống động. Trí tưởng tượng của chúng ta dẫn ta đến một thế giới nơi mọi thứ được thổi phồng, đầy kịch nghệ, màu sắc, vượt xa cuộc sống và chứa đựng những tiềm năng tuyệt vời. Chính từ trí tưởng tượng ấy mà ngọn lửa truyền đi lòng nhiệt huyết và sự ấm áp, được kích thích bởi 1 sự kết nối cá nhân độc nhất với lý tưởng rộng hơn, 1 cuộc tìm kiếm, 1 bức tranh lớn mà nền tảng là chính cuộc sống của chúng ta.
Nguyên tố lửa mang phẩm chất nhiệt huyết, trẻ con và tự phát. Lửa thổi phồng, huênh hoang, và các cung lửa thì cần - mà phải thì đúng hơn , nếu họ muốn là chính mình - sống trong tâm điểm của cá nhân cùng những giấc mơ thần thoại. Các cung lửa có một ý thức bẩm sinh về sự đặc biệt độc nhất của bản thân, đó là tại sao họ có 1 niềm tin mãnh liệt với chính mình, và tại sao họ lại liều lĩnh đến vậy, trong khi các cung khác thì chùn bước,bởi họ tin rằng họ sẽ mang lại may mắn, hoặc được ưu ái ban phước về một mặt nào đó. “Những sự thật khách quan”, như thống kê về số dư thằng xổ số, sẽ là vô nghĩa với cung lửa và thường là nguyên nhân cho sự thiếu thấu hiểu, sự sụp đổ và thiếu khiên nhẫn. Kể cả khi mọi thứ không diễn ra đúng kế hoạch, kể cả khi mọi thứ tan vỡ hoặc cháy trụi, các cung lửa vẫn có niềm tin vực họ dậy và tiếp tục làm việc. Đối với nguyên tố lửa, các mối quan hệ là về sự vui vẻ và thích thú của cuộc chinh phục, 1 khát khao tuy chưa được thực hiên cho một đối tượng - có thể là người hay vật. Lửa không thể và không bị hạn chế và khuất phục, nó không có can hệ gì với những đảm bảo hay sự ổn định. Điều này giải thích tại sao mọi người có thể gặp rắc rối khi “chơi với lửa”.
Hình tượng nguyên tố lửa trong giả kim được biểu tượng hoá dưới dạng một con rồng lửa, người ta tin rằng nó phải chịu đựng cái nóng của những ngọn lửa bởi sự mát lạnh trong chính cơ thể nó. Rồng lửa trích trong Atalanta fugiens của Michael Maier (1618).
Một điều thú vị khác về nguyên tố này là, bằng cách rõ ràng và cụ thể, chúng ta tận dụng triệt để nguyên tố của mình một cách nhanh chóng và luôn cần bổ sung nó ngay lập tức để lấy lại năng lượng. Đó là lí do tại sao, ở mức độ căn bản, những ai có điểm nhấn là cung lửa trong lá số thực sự cần nhiều ánh sáng Mặt Trời, bởi Mặt Trời là biểu tượng thực tế nhất của cung lửa trong Thái Dương Hệ với khả năng khôi phục năng lượng và tầm nhìn của bản thân. Các cung lửa rất cần bổ sung và khôi phục bản thân thông qua những hành động thể chất, chuyến du lịch hay hay phiêu lưu, hoặc bằng cách đến rạp chiếu phim, hay đi xem hoà nhạc bởi họ cần sự kích tính và vui vẻ. Những trải nghiệm này không chỉ khôi phục năng lượng cho họ mà còn là nền tảng cho sự lạc quan của họ. Khi lửa có thứ nó muốn, sự tự phát và hào phóng bản năng của nó có tác dụng chữa lành cho người khác 1 cách đáng kể, mặc dù bản thân các cung lửa lại không nhận ra điều đó ở mình, bởi đơn giản đó là kết quả của sức sống tự nhiên của nó. Mặt khác, nếu nó bạn không có đủ nguyên tố lửa bản năng thì bạn có thể cảm thấy cung lửa đang làm bạn kiệt sức bởi đơn giản nó ‘quá trớn’ với bạn. Công việc của bạn là học cách chơi, học cách vui vẻ, đó là điều không hề dễ dàng gì nếu nó không đến một cách tự nhiên.
A: Tất cả đều rất ổn, nhưng có điều nó không phải thế giới thực phải không?
C: Nó phụ thuộc vào việc bạn nhìn chúng dưới lăng kính nào. Đối với lửa, dĩ nhiên đó là thế giới thực, suy nghĩ của bạn là một ví dụ minh hoạ cho thấy thực tế rằng mỗi nguyên tố đều khơi gợi cái đối lập nó. Có ai ở đây cho rằng những nhiệt huyết và niềm tin này cần khuôn khổ và giới hạn không?
A: Đối với tôi thì các cung lửa ích kỷ và vô tình thì đúng hơn.
C: Dưới góc nhìn của cung Đất thì đúng là thế. Nếu ta giữ chặt ý nghĩa chính của cung Đất và Lửa thì nói xem Đất sẽ làm gì với Lửa?
A: Làm cho nó dừng lại. Dập tắt nó, bóp nghẹt nó.
C: Đúng thế. Và 1 nghịch lý rằng lửa thì không thể cháy trừ phi nó tiêu thụ vật chất, như cồn, gỗ, cả 2 thứ đó thì đều thuộc tính đất. Nó giải thích cả hai loại lực đẩy và hút cùng tồn tại một lúc bên trong đất và lửa. Chúng đối lập nhưng chúng cần nhau. Ta có thể hiểu vì sao đất nhận nhịn và luôn tìm kiếm cách kiểm soát lửa, nó đe doạ để tiêu thụ hết tính lửa - đốt sạch nó. Mặt khác, đất cũng cần lửa bởi lửa chính là nguồn sống của nó. Tôi biết là có loài khuynh diệp của Úc, rất cần lửa, 1 rừng lửa - trước khi nó nảy mầm và sinh trưởng. 1 ví dụ khác là 1 loài chim trong thần thoại, loài phượng hoàng, mà để tái sinh, nó cần bây xuyên qua ngọn lửa và hoàn toàn bị thiêu cháy và tự diệt trong nó.
Ngược lại, các cung Đất thì cắm rễ trong thực tại ngay trước mắt. Họ cứng rắn, đáng phụ thuộc, thực tế và đáng tin cậy, gắn liền với thế giới vật chất và 5 giác quan. Hãy nghĩ đến đất theo nghĩa đen, tất cả mọi thứ xung quanh ta đều mọc lên từ đất, thức ăn của chúng ta đều từ đất mà ra. Đất củng cố cuộc sống, các cung đất có một nhu cầu mạnh mẽ về sự an toàn và có xu hướng bảo thủ, họ rất duy vật. Họ có thể bộc lộ và hiện thực hoá nhiều điều, đặc biệt họ có một sự chịu đựng và bền bỉ nhẫn nại đáng kinh ngạc. Các cung đất có mặt khi chủ nghĩa hiện thực và các giải pháp thực tế được kêu gọi.
Các cung đất có khuynh hướng hưởng thụ và hoà mình vào thế giới thiên nhiên, không như các yếu tố khác, có khuynh hướng kiểm soát hay đánh giá thấp những nhu cầu nuôi dưỡng và thư giãn của cơ thể. Trong tất cả các nguyên tố, đất là yếu tố có tính khoái lạc và hưởng thụ , coi trọng giác quan nhất. Đất ở trong nguyên tố của mình, ngay tại đây. Rất nhiều cung lửa, mặt khác, thực sự, chán ghét cơ thể của mình, cho rằng đó là điều giam hãm và hạn chế hết sức. Cơ thế kiểm soát chúng ta lại, nó cần được ăn, mặc và nghỉ ngơi.
A: Vậy những giới hạn của cung đất là gì?
C: Nhìn chung, giới hạn của Đất giống như sức mạnh của lửa. Những ví dụ là cung Đất thực tế, hiện thực, thiếu nhiệt huyết, hi vọng, niềm tin và lạc quan một cách đáng kể dẫn đến một sự thất vọng nhạo báng với cuộc sống, 1 ý thức rằng cuộc sống khiến họ “suy sụp”. Họ có thể thiếu tưởng tượng và không có khả năng tư duy bằng phương pháp biểu tượng. Nếu đẩy lên đỉnh điểm, “1 nhà tư duy cụ thể” có thể trở thành người theo phái Phúc Âm hay các trào lưu chính thống, những người có khuynh hướng không phải bộc lộ niềm tin mà là sự suy sụp, thiếu sót.
Nguyên tố Đất trong Philosophia reformata của Johanne Daniel Mylius (1622) là 1 dạng vật chất nguyên thuỷ đang cho 1 đứa trẻ bú filius philosophorum, nguyên tố vàng trong giả kim. Bên trái là phượng hoàng tượng trưng cho nguyên tố lửa, bên phải là những con chim tượng trưng cho nguyên tố khí, và dưới Đất và yếu tố Nước.
Tương tự, những hạn chế của cung Lửa là thế mạnh của các cung Đất. Những khó khăn, đối với cung Lửa mà nói, là hàng ngàn những chướng ngại vật thực tế mà có thể phá hỏng và làm gián đoạn thú vui. Họ có thể gặp khó khăn trong việc đối mặt với những vấn đề hàng ngày. Thế giới, cũng với những vấn đề chán ngắt như nạn quan liêu, luật giao thông, những hoá đơn, nhưng luật lệ hay những yêu cầu khác, thường có khuynh hướng làm cho nguyên tố lửa vỡ mộng, mà không đề cập đến người chỉ ra những gì không thể ấy, 1 cách thực tế nhưng không mấy hữu ích. Mẫu người tính lửa có thể cảm thấy hoang mang và thực sự khốn khổ khi phải khai báo và sẽ tìm đủ mọi cách trốn chạy. Một cách khó hiểu, sự đánh thuế là một sự sỉ nhục với cung này, họ không thấy đây là điều cần phải bào chữa cho sự tồn tại của nó với bất cứ ai hay tuân thủ các nguyên tắc mà sau cùng, chỉ áp dụng cho những người bình thường ! Lửa không bao giờ hứng thú với thực tế của hoàn cảnh, đó là lí do tại sao họ thường không nhớ mình để chìa khoá ở đâu hay rời nhà mà quên dem theo ví tiền.
Trí tưởng tượng của cung lửa có thể chu du bất cứ đâu mà không có giới hạn nào. Họ có thể tưởng tượng mình đang leo núi Andes hay nô đùa cùng cá heo ở nẻo New Zealand, hoặc du hành vũ trụ trên tàu con thoi, hay thậm chí là sống ẩn dật 10 năm trong 1 tu viện Thiền tông Nhật Bản, nhưng để thực hiện hoá nhưng ước mơ thì ta phải cần đến yếu tố Đất. Ta cần phải nắm rõ lịch trình máy bay, hay tàu điện, phải nhớ thay đổi visa nếu nó hết hạn và tính toán thời gian đến sân bay đúng giờ , không bị chậm trễ.
Đất không phải là nguyên tố duy nhất thách thức lửa. Nguyên tố khí hay nước đều có khả năng làm gián đoạn được lửa. Lý tưởng và nhiệt huyết chủ quan của lửa có thể dễ dàng bị tan vỡ bởi những phân tích tàn nhẫn và duy lý của cung Khí, còn nước thì có thể dập hết sự nóng bỏng và nhiệt huyết của lửa. Các cung lửa có thể bị tổn thương nặng nề và có khuynh hướng không chịu đựng. Họ có thể bị choáng ngợp bởi thực tế phũ phàng thế giới ném cho họ, và không hiếm thấy những người cung lửa lúc “cáu tiết”.
A: Không phải đúng hơn là họ ích kỷ và thiếu sự kiểm soát ư?
C: Đó chính xác là những phản ứng và đánh giá mà họ gợi lên cho chúng ta. Ta thường có khuynh hướng cố gắng kiềm chế tất cả những nhiệt huyết bằng cách đặt giới hạn xung quanh nó, và nếu nó có xảy ra sớm hơn hoặc có tác động mạnh mẽ với một cá nhân thì có thể sức sống của cá nhân đó sẽ bị ảnh hướng lâu dài hoặc có thể ý chí của người đó bị phá hỏng nếu họ không còn tin vào bản thân mình nữa. Trong trường hợp này, các chiêm tinh gia sẽ vào cuộc. Nếu nhiệt huyết, lạc quan và niềm tin không được gợi lại, thì nó có thể trở nên méo mó, bạo lực và tàn phá, trong trường hợp của Bạch Dương, đòi hỏi, ghen tị trong trường hợp của Sư Tử và trịch thượng và huênh hoang trong trường hợp của Nhân Mã.
A: Vậy nếu điều này xảy ra thì xem chừng các cung Lửa cần một tầm nhìn mới và một chuyến phiêu lưu mới?
C: Đúng, sau cùng họ cần phải tin tưởng vào bản thân và cần người khác tin tưởng họ.
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/lua-va-dat-co-hop-nhau-a79390.html