Có thể nói làm nhà là việc quan trọng, vậy nên khi xây một ngôi nhà người ta thường xem ngày tốt để xây cất mỗi giai đoạn từ khi khởi công đến khi hoàn thiện. Khi tường nhà hoàn chỉnh, lễ cúng cất nóc nhà diễn ra trước khi đổ mái.
Lễ Cúng Cất nóc (lễ đổ bê tông mái nhà) tại nhiều vùng miền còn được biết đến với tên gọi lễ thượng lương nhà - lễ gác đòn dông. Nghi thức cúng gác đòn dông, cúng đổ sàn mái được hiểu là nghi lễ báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn tất. Chủ nhà mời thầy pháp tới cúng đồng thời làm lễ cáo gia tiên.
Xem thêm: Công ty thiết kế nhà Đà Nẵng
Nóc hay mái tầng là một phần không thể thiếu vậy nên cần chuẩn bị văn khấn đổ mái nhà và đồ lễ chu đáo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thủ tục đổ mái nhà, làm lễ cất nóc ra sao, cách sắm lễ đổ trần tầng 1, lễ cúng đổ mái nhà tầng 1, văn khấn đổ mái tầng 2, bài cúng đổ mái tầng 3 … như thế nào.
Văn khấn đổ mái nhà, lễ cúng cất nóc nhà, sắm lễ cúng đổ trần tầng 1
Xin chia sẻ cùng bạn đọc các thông tin hướng dẫn cách cúng lợp mái nhà, bài cúng đổ sàn tầng 1, văn khấn cúng cất nóc nhà và các đồ sắm lễ đổ mái tầng 1 cụ thể trong bài dưới đây:
Nhiều người băn khoăn với câu hỏi cất nóc, đổ mái có phải cúng không, đổ mái nhà tầng 1 có cần phải cúng không… Câu trả lời là CÓ. Lễ cúng đổ mái nhà tầng 1, đọc văn khấn đổ mái nhà tầng 2,… rất quan trọng nhằm mong quá trình xây dựng thuận lợi, gia đình gặp may mắn, bình an và nhiều điều tốt lành khi sinh sống sau này.
Với các công trình nhà ở, căn hộ, chủ đầu tư làm bài cúng, văn khấn đổ bê tông sàn để mong quá trình thi công tốt đẹp, khách hàng sống ở đây phát tài lộc. Do đó, lễ cúng đổ trần nhà tầng 1, sắm lễ cúng đổ trần tầng 2, tầng 3… rất được chủ đầu tư chú trọng, quan tâm.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đổ mái nhà tầng 1, sắm lễ đổ mái tầng 2,… là không thể thiếu. Dù thời thế thay đổi, nhiều nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà ở đã không còn được tổ chức nhưng làm lễ đổ mái nhà là một việc bắt buộc.
Vậy cúng cất nóc, đổ mái ở đâu? Cách đổ mái lấy giờ như thế nào? Cách xem ngày tốt cất nóc nhà ra sao? Chuẩn bị đồ lễ đổ trần nhà và văn khấn cất nóc đổ mái nhà là gì? Bạn cũng có thể tham khảo thêm văn khấn mùng 1 hàng tháng đơn giản, dễ nhớ.
Đổ mái tầng 1 có cần phải xem ngày không, xem ngày gác đòn dông có quan trọng không… là những câu hỏi khá nhiều người thắc mắc. Theo chia sẻ của các chuyên gia phong thủy, xem ngày tốt đổ mái nhà là điều rất nên làm.
Vì trong quan niệm tâm linh của người Việt, nếu ngày cất nóc nhà đẹp thì mọi công việc của gia chủ sẽ được như ý, may mắn. Còn trong trường hợp gia chủ không xem giờ tốt cất nóc, đổ mái nhà mà chọn phải ngày xấu thì mọi việc sẽ không được thuận lợi như mong muốn.
Do đó, trước khi tiến hành bài văn khấn đổ mái tầng 1 cần xem ngày cất nóc nhà hợp tuổi, giờ cất nóc nhà, đổ trần kỹ lưỡng để việc cúng dựng nhà được thuận lợi, đầu xuôi đuôi lọt, sau này mọi thành viên đều được bình an, tránh điều không tốt.
Xem ngày tốt cất nóc nhà rất quan trọng trong văn hóa Việt
Cũng tương tự như cách xem ngày giờ tốt khởi công xây nhà, cúng động thổ, khi xem ngày thượng lương để chọn được ngày đẹp đổ mái nhà, bạn cần xem ngày đổ mái bằng hợp với tuổi, mệnh của chủ nhà. Không chọn ngày đổ trần nhà xung khắc với tuổi, mệnh gia chủ.
Ví dụ, để chọn ngày tốt cất nóc nhà tuổi 61, hoặc ngày đổ trần tuổi quý hợi 1983, trước hết bạn cần xem gia chủ là nam mệnh hay nữ mệnh. Sau đó, bạn cần xem tháng năm âm lịch muốn tiến hành đổ mái, cất nóc rồi chọn ra các ngày Hoàng đạo trong tháng rồi chọn ngày có Trực tốt và sao Thập nhị bát tú tốt. Tiếp đó, bạn chọn ngày hợp với bản mệnh của mình, rồi chọn tiếp đến giờ tốt để thực hiện việc đổ mái, cất nóc.
Khi chọn ngày cất nóc đổ mái nhà, ngày tốt gác đòn dông, đòn tay, bạn cần chọn ngày, giờ Hoàng đạo tránh ngày Hắc đạo và các ngày bách kỵ gồm có ngày Thụ tử, ngày Dương công kỵ, ngày Sát chủ, Tam nương và ngày Nguyệt kỵ. Đây là những ngày trăm việc đều xấu nên không phải là ngày tốt để đổ mái, trần nhà.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm hoặc thời gian để xem ngày tốt đổ mái thì có thể nhờ thầy phong thủy xem giúp khi đổ mái chọn ngày nào hợp tuổi.
Trong trường hợp gia chủ xem tuổi cất nóc nhà nhưng lại không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác để làm lễ đổ mái. Nếu mượn tuổi người khác, làm giấy tờ bán nhà tượng trưng và lấy 99.000 đồng chủ nhà giữ. Người mượn tuổi dâng hương và khấn lễ, gia chủ lánh mặt lúc làm lễ.
Bên cạnh việc tìm hiểu đổ mái nhà có cần xem ngày, ngày đổ mái có quan trọng không, đổ mái ngày nào đẹp… rất nhiều gia chủ còn muốn biết có nên đổ mái nhà vào tháng 7 không, hay đổ mái nhà xong gặp trời mưa có sao không.
Với câu hỏi về việc đổ trần tháng 7, theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, mở cửa địa ngục nên tránh làm việc lớn. Chính vì vậy, gia chủ không nên tiến hành việc cất nóc, đổ trần vào tháng 7 âm lịch mà nên chọn ngày cất nóc tháng 5, tháng 6 trước đó hoặc chọn ngày đẹp cất nóc nhà tháng 8 hoặc ngày đổ mái tháng 9 sau đó.
Nếu bắt buộc vào thực hiện vào tháng 7 thì bạn nên xem ngày đặt nóc nhà thật kỹ càng và nên tiến hành sau ngày 15/7 âm lịch sẽ tốt hơn. Để chọn ngày đẹp đổ mái nhà trong tháng 7 âm lịch tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy thay vì tự mình xem ngày đẹp đổ trần nhà vì không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc xem, chọn ngày tốt cất nóc nhà.
Với câu hỏi về việc đổ trần bị mưa có sao không thì theo quan niệm tâm linh, mưa là có lộc, nên việc đổ mái nhà mà gặp mưa nhỏ là điềm lành, gia chủ không cần phải quá lo lắng.
Bên cạnh việc xem ngày đổ mái tầng 1, đổ trần cất nóc hợp tuổi, chọn ngày đẹp đổ trần, khi làm lễ cúng cất nóc, chuẩn bị bài văn khấn đổ trần nhà, gia chủ còn cần chú ý đến lễ vật cúng gác đòn dông gồm những gì. Việc sắm lễ cất nóc nhà rất quan trọng và không thể thiếu.
Lễ vật cúng gác đòn dông cần chỉn chu, tươm tất
Lễ vật cúng thượng lương có thể không cần phải mâm cao cỗ đầy nhưng đồ cúng cất nóc, đổ mái nhà phải chỉn chu, tươm tất và thể hiện sự thành tâm của gia chủ. Vậy lễ đổ mái gồm những gì, đổ mái nhà cần sắm lễ gì, cách chuẩn bị mâm đồ cúng cất nóc nhà như thế nào, cúng đổ mái đặt lễ ở đâu? Lễ cúng thượng lương miền Trung có khác miền Bắc, miền Nam không?Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về cách sắm lễ cúng cất nóc.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, mâm lễ cúng cất nóc nhà, gác đòn dông cần chuẩn bị:
Lễ vật cúng đổ mái nhà tùy thuộc từng vùng miền sẽ bổ sung thêm các thứ khác. Tuy nhiên nhìn chung thì đồ lễ cúng đổ mái tầng 1 sẽ có cả đồ mặn và đồ chay. Khi mua lễ vật, đồ cúng cất nóc, sắm lễ vật cúng đổ trần nhà, bạn không cần thiết phải mua quá nhiều, quá cầu kỳ nhưng cần chú ý lựa chọn lễ vật cúng đổ bê tông móng nhà, sàn tầng 1, tầng 2… thật cẩn thận, ví dụ như lá trầu, quả cau phải đều nhau, không héo úa, hoa quả không bị dập thối…
Sau khi đã sắm lễ cúng đổ mái tầng 1, đổ trần tầng 2 đầy đủ, bạn bày biện, sắp mâm lễ cúng đổ mái nhà, trần nhà tầng 1 cho đẹp, gọn gàng. Khâu tiếp theo của lễ cúng cất nóc mà các gia chủ cần thực hiện chính là đọc bài cúng lễ đổ mái nhà. Vậy nội dung bài khấn lễ cất nóc nhà trong khi tiến hành nghi lễ đổ mái là gì? Bài văn khấn đổ trần tầng 1, tầng 2 như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phiên bản bài văn phấn đổ mái nhà khác nhau để gia chủ có thể tìm đọc. Các bài văn phấn đổ mái nhà này đều có nội dung tương tự nhau đó là kính cáo chư vị linh thần cho phép được cất nóc làm nhà, và gia hộ độ trì cho gia chủ công việc hanh thông, chủ - thợ đôi bên an lành…
Dưới đây là văn phấn đổ mái nhà (bài cúng gác đòn dông nhà), bài khấn đổ mái tầng 1 mẫu đầy đủ và chuẩn nhất mà các gia chủ có thể tham khảo và sử dụng:
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy quan Đương niên.
- Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ………………………………………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nội dung của bài khấn đổ mái nhà tầng 3, bài khấn đổ mái nhà tầng 2 cũng tương tự như bài cúng đổ mái tầng 1. Gia chủ chỉ cần thay đổi nội dung phần tầng sẽ đổ mái trong bài văn cúng cất nóc nhà là được. Khi thực hiện khoa cúng cất nóng, gia chủ có thể viết thêm sớ đổ mái.
Nếu gia chủ cảm thấy bài văn phấn đổ mái nhà dài và không thể nhớ ngay lập tức thì có thể viết, hoặc in bài văn khấn lễ cúng cất nóc nhà ra giấy rồi đọc. Trước khi đọc văn khấn lễ đổ mái cất nóc, đổ trần nhà, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, áo quần tề chỉnh, thành tâm kính lễ.
Cũng giống như khi đọc các bài văn khấn khác, khi đọc bài khấn đổ trần cất nóc, bạn không nên đọc to thành tiếng mà chỉ nên đọc lầm rầm vừa đủ cho chính mình nghe. Tốc độ đọc bài văn cúng đổ mái nhà cũng không nên quá nhanh hoặc quá chậm mà nên vừa phải.
Trong trường hợp gia chủ không được tuổi làm lễ cất nóc mà mượn tuổi làm lễ thì việc đọc văn cúng đổ trần nhà, văn khấn gác đòn dông sẽ được chuyển cho người được mượn tuổi thực hiện. Trong trường hợp này, bạn cần lưu ý, phần tên tín chủ trong bài văn khấn cất nóc lễ đổ trần nhà sẽ là tên của người được mượn tuổi.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ý nghĩa của lễ cất nóc nhà, cách xem ngày tốt đổ trần nhà theo tuổi, các lễ vật cúng đổ mái nếu như bạn chưa biết lễ cúng cất nóc nhà cần gồm những gì, cùng với nội dung bài cúng đổ trần nhà tầng 1, văn khấn đổ trần tầng 2, tầng 3 đầy đủ nhất.
Hi vọng với bài khấn đổ mái nhà tầng 1, bài cúng lễ cất nóc và những đồ cần sắm lễ đổ mái nhà, thủ tục làm lễ đổ trần trong bài sẽ giúp gia chủ giải đáp được câu hỏi cất nóc nhà có phải cúng không và chuẩn bị thật tốt để nghi lễ cúng đổ mê tầng 1 tiến hành suôn sẻ. Tìm hiểu thêm các mẹo phong thủy nhà ở có thể áp dụng vào đời sống để thu hút tiền tài, sức khỏe, vận may trên AZAR .
Xem thêm
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/van-khan-do-mai-nha-tang-cuoi-a82109.html