Những hoạt động dưới nước, đặc biệt là trong những ngày nóng nực, tuy là một hoạt động vui chơi đầy sôi động nhưng cũng tiềm ẩn “rủi ro” bị nước lọt vào trong tai. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai, thậm chí là nhiễm trùng da ống tai nếu nước đó không sạch. Vậy, cách chữa nước vào tai là gì?
Để biết nước vào tai phải làm sao hay cách để nước ra khỏi tai là làm thế nào, mời bạn tham khảo những cách chữa nước vào tai được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Trước khi biết được 6 cách chữa nước vào tai, cùng tìm hiểu nước vô lỗ tai có nguy hiểm không. Nước vào lỗ tai là vấn đề thường gặp phải, nhất là khi tắm gội, bơi lội, tiếp xúc nhiều với nước. Nhưng bạn hãy yên tâm rằng trong hầu hết các trường hợp, nước vào tai không gây nguy hiểm.
Nếu nước vô lỗ tai là nước sạch, tình trạng này chỉ gây khó chịu và khiến bạn bị ù tai. Lúc này, bạn chỉ cần nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nước vào lỗ tai là nước bẩn thì bạn không nên chủ quan, vì nước bẩn có thể gây đau rát tai, viêm tai ngoài, tổn thương tai, thậm chí là ảnh hưởng thính lực.
Ống tai có hình dáng như một cái “bình hoa”, có phần cổ là ống sụn, hơi “ưỡn ẹo” xuống dưới và ra trước. Cho nên, khi khám tai, bác sĩ thường kéo nhích vành tai của bạn lên trên và ra sau một chút để phần ống tai sụn thẳng với phần ống tai xương, cho dễ thấy được màng nhĩ.
Đáy của phần ống tai xương được bịt kín bởi màng nhĩ. Cho nên, nếu màng nhĩ còn nguyên vẹn thì dù nước vào lỗ tai nó cũng chảy hết ra ngoài và bạn cũng chẳng gặp phải vấn đề gì.
Hơn nữa, ống tai luôn được phủ bởi một chất tiết sinh lí, giống như chất sáp và không thấm nước được gọi là ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ da ống tai. Do đó, dù bạn có vô tình để nước vào tai thì lượng nước này cũng sẽ “trơn trượt” mà tự chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nước không sạch và lại “mắc kẹt” trong tai quá lâu sẽ gây lùng bùng, ngứa ngáy khiến bạn khó chịu. Lúc này, nước vô lỗ tai phải làm sao? Câu trả lời là bạn hãy thử những cách chữa nước vào tai sau:
Nhiều bạn thường thắc mắc nước vào tai bao lâu thì khỏi? Thực ra, nước chỉ sót lại một chút nơi góc được tạo bởi màng nhĩ và ống tai do sức căng bề mặt, giống như một chút nước sót lại khi bạn đã uống cạn ly. Phần nước “dính” lại đó sẽ tự bốc hơi bởi nhiệt độ của cơ thể.
Như vậy là bạn đã biết được 6 cách chữa nước vào tai hiệu quả. Việc nước lọt vào tai khiến nhiều người có cảm giác khó chịu như lùng bùng, ù tai… nên thường tìm cách lấy nước ra khỏi tai theo các phương pháp được truyền miệng. Việc cố lấy nước ra khỏi tai sai cách có thể vô tình làm tổn thương ống tai như trầy xước da, gây “ùn tắc” tai do đẩy dồn ráy tai vào sâu bên trong và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nước vào tai phải làm sao? Câu trả lời là ngoài việc áp dụng 6 cách đã nêu ở trên, bạn cần tránh thực hiện những cách chữa nước vào tai không đúng như:
Nếu những cách chữa nước vào tai ở trên không hiệu quả hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm tai ngoài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nguyên nhân gây viêm có thể là vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng sớm mà bạn cần để ý là:
Khi được thăm khám và tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm. Có thể dùng thuốc tại chỗ hoặc kết hợp dùng toàn thân tùy theo tình trạng viêm. Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc lau tai sát khuẩn có thể được dùng kết hợp thêm.
Việc áp dụng những cách chữa nước vào tai đã đề cập được cho là mang lại hiệu quả tích cực, nhưng tốt hơn hết là bạn cần phòng ngừa tình trạng nước vô lỗ tai. Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai trong sinh hoạt thường ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:
Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ, bạn có thể vệ sinh tai tại nhà bằng hydrogen peroxide (oxy già) 3%.
Hy vọng bài viết về 6 cách chữa nước vào tai trên đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị nước vào trong tai cũng như cách nhận biết những dấu hiệu khi tai bị viêm để kịp thời đi khám và điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm.
[embed-health-tool-heart-rate]
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/cach-lay-nuoc-ra-khoi-tai-a82255.html