Tuy nhiên, rất ít ai biết về các công đoạn trong quy trình sản xuất nước giải khát có gas. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sắp được chia sẻ dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.
Nước giải khát là từ dùng để chỉ các loại nước ngọt có gas và nước giải khát có gas, loại nước giải khát được sử dụng phổ biến hiện nay là Pepsi và Coca cola.
Trong các bữa tiệc tùng, nước giải khát có gas là thức uống không thể thiếu. Thực chất, nước giải khát có gas là nước ngọt có hương vị khác nhau và cho thêm khí gas vào.
Trên thực tế, công thức tạo ra nước ngọt gồm các chất tạo vị, chất làm ngọt và khí gas. Khí gas chính là khí CO2 thực phẩm hay còn gọi tên khác là “khí phát thải”. Khí CO2 thực phẩm có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng trong thực phẩm, có độ an toàn cao nên được dùng để làm khí tạo bọt, kích thích vị giác hiệu quả.
Ngoài tác dụng tạo bọt khí, CO2 còn có tác dụng bảo quản nhẹ cho nước giải khát.
Quy trình sản xuất nước giải khát có gas là hệ thống thiết bị được sử dụng để sản xuất các loại nước giải khát có gas, chẳng hạn như: Nước ép trái cây có gas, nước soda, nước ngọt,...
Dây chuyền sản xuất được thiết kế tự động hóa cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình này gồm 5 công đoạn chính
Yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nước giải khát là chất lượng nguồn nước. Các tạp chất như vi khuẩn, chất hữu cơ, hạt lơ lửng có trong nước làm ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của sản phẩm nên chúng được loại bỏ thông qua quá trình đông tụ, lọc và khử trùng bằng clo.
Quá trình đông tụ liên quan đến việc trộn chất kết tủa dạng bông hoặc keo (nhôm sunfat hoặc sắt sunfat) vào trong nước. Khối bông hấp thụ các hạt lơ lửng, làm cho kích thước của chúng tăng lên và dễ bị giữ lại ở bộ lọc. Trong quá trình làm trong nước, cần điều chỉnh độ kiềm bằng cách bổ sung vôi để đạt độ pH mong muốn.
Để loại bỏ hạt cặn mịn, nước sau khi lọc được đổ qua bộ lọc cát. Nước đi qua một lớp sỏi và lớp cát để giữ lại các hạt.
Khử trùng là công đoạn cần thiết để loại bỏ hoàn toàn hợp chất hữu cơ và vi khuẩn, tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của nước. Nước được bơm vào bể chứa và cho thêm lượng nhỏ clo tự do, giữ nguyên trong khoảng hai tiếng đồng hồ cho đến khi xảy ra phản ứng.
Tiếp đó, bộ lọc than hoạt tính đóng vai trò như bộ lọc cát giúp khử clo trong nước và loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ. Một máy bơm chân không tiến hành khử khí trong nước trước khi đi vào trạm định lượng.
Hương liệu cô đặc và đường hòa tan được bơm vào trạm định lượng theo trình tự cho sẵn, sau đó được vận chuyển vào bể chứa hàng loạt và trộn cẩn thận, đều tay, nếu trộn không đều sẽ gây ra hiện tượng sục khí.
Khi ở trong bể, siro đã được khử trùng hoặc thanh trùng nhanh, đối với siro hương vị trái cây cần phải thanh trùng. Nước và siro kết hợp với nhau thông qua máy tinh vi hay còn gọi là máy cân bằng có tác dụng điều chỉnh tỷ lệ chất lỏng và tốc độ dòng chảy. Các bình được điều áp bằng carbon dioxide nhằm mục đích ngăn chặn sự sục khí của hỗn hợp.
Trong quá trình thêm cacbonat vào thành phẩm, nhiệt độ của nước cần được kiểm soát cẩn thận vì nếu nhiệt độ chất lỏng giảm, khả năng hòa tan carbon dioxide sẽ tăng lên. Tùy thuộc vào từng loại nước giải khát, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh lượng áp suất carbon dioxide phù hợp.
Tiến hành chiết rót thành phẩm thu được vào chai hoặc lon, sau đó ghép mí hoặc ghép nắp để bảo quản sản phẩm. Vì nước giải khát được làm lạnh trong quá trình sản xuất nên cần đưa về nhiệt độ phòng trước khi dán nhãn, tránh xảy ra tình trạng hơi nước bốc lên làm hỏng nhãn. Tiếp đó, tiến hành dán nhãn vào chai và đóng thùng để phân phối ra thị trường.
Các đơn vị sản xuất nước giải khát cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi tiêu chuẩn chất lượng nước, bao gồm độ kiềm, sunfat, nhôm, sắt, clorua, chất rắn hòa tan, điều này giúp đảm bảo chất lượng và tính nhất quán về màu sắc, hương vị của sản phẩm. Hiện nay, các cuộc thử nghiệm và kiểm tra sản phẩm diễn ra thường xuyên. Bên cạnh đó, Hiệp hội nước ngọt quốc gia và các cơ quan liên quan đặt ra tiêu chuẩn để kiểm soát tốt lượng đường cũng như các thành phần khác có trong sản phẩm.
Các nhà sản xuất cần giám sát và theo dõi nguyên liệu thô trước khi trộn lẫn với các thành phần khác. Các thiết bị như bể chứa, thùng chứa, bơm được tiệt trùng kỹ lưỡng và giám sát thường xuyên. Đặc biệt, nhà sản xuất cần khuyến cáo điều kiện lưu trữ sản phẩm và thời hạn sử dụng thích hợp cho các nhà bán lẻ.
4. Ứng dụng dây chuyền sản xuất nước giải khát có ưu điểm gì?
Dây chuyền sản xuất nước giải khát có gas có các ưu điểm sau:
5. Các hệ thống băng tải được sử dụng trong quy trình sản xuất nước giải khát có gas
Băng tải con lăn giúp vận chuyển nước uống giải khát từ quá trình đóng gói với trọng lượng nhẹ đến vận chuyển nước uống đóng thùng có trọng lượng nặng, có mặt phẳng đáy cứng trong môi trường sản xuất thông thường đến môi trường có hóa chất ăn mòn nhờ hệ thống con lăn chuyển động kiên cố. Chính vì vậy, loại băng tải này luôn được kiểm tra nghiêm ngặt về độ đồng tâm và khả năng lưu giữ dầu mỡ.
Băng tải cao su
Băng tải cao su là hệ thống ròng rọc với một vòng vải cao su kéo dài, có ít nhất một ròng rọc của hệ thống được cơ giới hóa để kéo dây đai. Loại băng tải này được sử dụng với mục đích di chuyển các vật nặng từ bộ phận này sang bộ phận khác. Mặt trong của dây đai gồ ghề giúp hạn chế tình trạng hao mòn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, mặt ngoài tiếp xúc với sản phẩm có độ ma sát cao, khả năng chịu lực kéo lớn và va đập mạnh.
Việc sử dụng nước ngọt có gas quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:
VCR đã cập nhật một số thông tin liên quan đến quy trình sản xuất nước giải khát có gas để bạn đọc nắm rõ. Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc sẽ có góc nhìn tổng quan hơn về quy trình sản xuất nước giải khát và áp dụng vào thực tế hiệu quả
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/cach-lam-nuoc-co-ga-a84198.html