Hơn 50 năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh dị ứng không ngừng gia tăng trên toàn thế giới. (1) Để ngăn nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng cấp tính đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ thì việc xét nghiệm dị nguyên rất quan trọng. Vậy xét nghiệm dị nguyên là gì? Khi nào cần thực hiện? Có an toàn không?
Dị nguyên là chất gây ra phản ứng dị ứng cho cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch xác định rằng đây là chất lạ hoặc có khả năng gây nguy hiểm thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra một loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE) để chống lại dị nguyên, làm phát sinh các triệu chứng dị ứng. (2)
Xét nghiệm dị nguyên là quy trình được sử dụng để xác định chất cụ thể nào gây ra phản ứng dị ứng. Tùy thuộc vào phản ứng dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm dị nguyên người bệnh cần thực hiện.
Xét nghiệm dị nguyên thông thường sẽ bao gồm xét nghiệm da và máu hoặc thử nghiệm thực phẩm dị ứng qua đường miệng. Xét nghiệm dị nguyên cần được thực hiện tại cơ sở y tế dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. (3)
Có 5 loại xét nghiệm dị nguyên: (4)
Xét nghiệm dị nguyên dùng để xác định xem cơ thể phản ứng như thế nào với các chất gây dị ứng. Nếu gặp dị nguyên cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng ngay tại nơi thử nghiệm. Hiếm khi người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ sau bài kiểm tra như ngứa, chảy nước mắt và xung huyết. Hầu hết, các triệu chứng sẽ hết sau 1 - 2 giờ, tuy nhiên vết mẩn đỏ hoặc phát ban có thể tồn tại đến vài giờ sau khi thử nghiệm.
Nếu người bệnh dị ứng với các chất dị ứng trong không khí như bụi, phấn hoa hoặc vẩy da thú cưng có thể làm xuất hiện tình trạng viêm mũi dị ứng, người bệnh thường có các biểu hiện:
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xảy ra trong vòng 30 phút sau ăn nhưng có trường hợp mất đến 2 giờ sau ăn mới xuất hiện phản ứng như:
Những người bị dị ứng với chất cao su (latex), nước hoa hoặc kim loại như niken có thể bị viêm da tiếp xúc với các phản ứng trên da như sau:
Người bệnh nên đi xét nghiệm dị nguyên ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Bác sĩ cũng thực hiện xét nghiệm dị nguyên với người mắc hen suyễn để tìm ra các tác nhân gây dị ứng làm bệnh nặng thêm hoặc xác định nguồn cơn gây ra hen suyễn.
Người bệnh cũng cần xét nghiệm nếu gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có khả năng đe dọa đến tính mạng, biểu hiện thông qua các triệu chứng như nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, mạch nhanh và tụt huyết áp đột ngột dẫn đến sốc phản vệ, hôn mê.
Tiền sử bệnh tật cùng với xét nghiệm dị nguyên sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra sốc phản vệ. Nếu người bệnh từng bị sốc phản vệ hoặc có thể có nguy cơ mắc phản ứng này cần trang bị dụng cụ tiêm tự động epinephrine để xử lý kịp thời.
Có. Xét nghiệm dị nguyên thường an toàn cho người lớn và trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm 1 trong 5 xét nghiệm kể trên. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không khuyến khích thực hiện xét nghiệm nếu người bệnh nằm trong các trường hợp sau:
Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trong máu có thể cho những người không nên hoặc không thể làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên trên da.
Sốc phản vệ là rủi ro lớn nhất khi thực hiện xét nghiệm dị nguyên như test lẩy da, test nội bì, test áp bì, test khẳng định. Tuy nhiên, nếu thực hiện kiểm tra tại bệnh viện thì không cần lo lắng bởi bác sĩ luôn chuẩn bị sẵn epinephrine để ứng phó khẩn cấp cho người bệnh trong suốt quá trình kiểm tra.
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng xét nghiệm dị nguyên cũng tồn tại một vài nhược điểm nhất định. (5)
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng da cũng như cách người bệnh điều trị, từ đó bác sĩ có thể xác định đây có phải là loại dị ứng di truyền hay không. Và từ triệu chứng tìm ra loại dị ứng mà người bệnh mắc phải. Thông tin bổ sung từ việc khám sức khoẻ cũng có thể giúp xác định nguyên nhân gây dị ứng.
Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần thông tin cho bác sĩ tất cả thuốc đang sử dụng, bởi một số loại thuốc có thể ức chế các phản ứng dị ứng khiến kết quả xét nghiệm thiếu chính xác hoặc tăng rủi ro phát sinh phản ứng dị ứng nặng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh ngưng sử dụng thuốc trong trường hợp thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Xem thêm:
Bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm dị nguyên phù hợp nhất cho người bệnh dựa trên các triệu chứng và các chất nghi ngờ gây dị ứng. Các xét nghiệm dị nguyên bao gồm:
Không. Không cần thiết nhịn ăn hoặc áp dụng chế độ ăn chuyên biệt để chuẩn bị cho bài kiểm tra, thậm chí người bệnh có thể đem theo nước và đồ ăn vặt để ăn nếu đói trong khi làm bài test và không cần ngưng dùng thuốc xịt mũi steroid.
Tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà thời gian xét nghiệm có thể khác nhau, thông thường mất khoảng 20 - 40 phút. Test lẩy da chỉ tốn khoảng 15 - 20 phút, trong khi test áp bì mất tới 72 - 96 giờ để cho ra kết quả. Test tìm dị ứng nguyên trong máu mất khoảng 24 - 72 giờ.
Có. Xét nghiệm dị nguyên là phương pháp chẩn đoán dị ứng rất đáng tin cậy, tuy nhiên sẽ không có xét nghiệm dị nguyên nào chính xác 100%. Một số trường hợp cho ra kết quả dương tính với các dị nguyên nhưng lại không xuất hiện triệu chứng. Đây chỉ là những trường hợp mẫn cảm mà không phải dị ứng.
Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh đạt chuẩn ISO 15189:2012, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Bệnh viện đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại từ các hãng nổi tiếng Âu - Mỹ giúp tối ưu hóa quá trình xét nghiệm để mang lại kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất.
Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm dị nguyên giá bao nhiêu tiền?
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, người bệnh không xem thường, cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn làm xét nghiệm dị nguyên, tránh rủi ro tiếp xúc với các chất làm kịch phát phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ sẽ đe dọa đến tính mạng.
Link nội dung: https://aicschool.edu.vn/91-bao-nhieu-tuoi-a94389.html