Trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần phải có bộ phận tài chính kế toán, trong đó Trưởng phòng kế toán có vị trí then chốt. Vậy Trưởng phòng kế toán có chức năng gì? Họ có những nhiệm vụ gì đối với doanh nghiệp? Bài viết này của HRchannels sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bạn, Xem thêm >>>> Việc làm Kế toán/ Kiểm toán lương cao
I. Trưởng phòng kế toán là ai?
Khái niệm Trưởng Phòng Kế toán (Accounting Manager) và Kế toán trưởng (Chief Accountant) có thể gây nhầm lẫn cho một số người. Trên thực tế, đây là hai vị trí với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trưởng Phòng Kế toán (Accounting Manager) là người đứng đầu phòng, điều hành công việc chung của cả bộ phận còn Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người chịu trách nhiệm pháp lý về công việc hạch toán, kế toán và các nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Hiện nay, ở một số công ty thì Trưởng Phòng Kế toán (Accounting Manager) sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của Kế toán trưởng (Chief Accountant) để tránh mâu thuẫn, bất đồng trong công việc. Tại một số doanh nghiệp khác thì vị trí này còn được gọi là Trưởng phòng Tài chính (Finance Manager). [ Đọc thêm: CFO và Kế toán trưởng có gì khác nhau?
II. Trưởng phòng kế toán có những nhiệm vụ gì?
Với tư cách người đứng đầu bộ phận, Trưởng phòng Kế toán có những nhiệm vụ như các Trưởng phòng ban khác. Về chuyên môn, Trưởng phòng Kế toán đảm nhận các nhiệm vụ như sau:
1. Điều hành các công việc của bộ phận
-
Quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kế toán.
-
Trưởng phòng Kế toán phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để cố vấn cho giám đốc đưa ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
-
Quản lý và điều hành công tác tài chính - kế toán và bộ máy nhân sự phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong từng giai đoạn.
-
Thường xuyên kiểm tra và giám sát toàn bộ công việc của từng nhân sự để kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đảm bảo việc mỗi thành viên cũng như toàn bộ phận có kết quả công việc đạt hiệu quả cao nhất. Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng nhân viên.
-
Thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ kế toán viên tài năng.
-
Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của bộ phận cho Giám đốc, tiếp nhận, phổ biến và triển khai thực hiện các chỉ thị của Giám đốc.
2. Các nghiệp vụ chuyên môn
-
Cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán - thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh trong công ty.
-
Chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng tồn kho, từ đó đánh giá tình hình sử dụng và quản lý nguồn vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý phù hợp.
-
Kiểm tra, rà soát các hợp đồng kinh tế của công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty.
-
Kiểm soát chứng từ kế toán gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
-
Giám sát quá trình lập ngân quỹ chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và tiếp thị, đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
-
Trực tiếp theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản lý các khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm công ty thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
-
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống báo cáo, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… để định kỳ đánh giá hoạt động tài chính của công ty.
-
Lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, theo tháng, quý, năm. Phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí của công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tối ưu hóa chi phí
-
Duy trì việc thực hiện các chính sách và thủ tục cần thiết liên quan đến tài chính và kế toán thuế
- Hoạch định và đề xuất những kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính.
[ Có thể bạn quan tâm: Điều gì hình thành nên một trưởng phòng tài chính trong doanh nghiệp?
3. Nhiệm vụ khác
-
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, điều lệ và các chính sách liên quan. đến công tác tài chính do công ty quy định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm.
-
Không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng quản lý.
-
Hoàn thành các công việc, nhiệm vụ khác do Giám đốc trực tiếp phân công.
Vị trí Trưởng phòng kế toán có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quan trọng trong các hoạt động kế toán, thuế, liên quan tới các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí có cơ hội thăng tiến rất cao trong sự nghiệp. Nếu bạn có đáp ứng được những yêu cầu của công việc Trưởng phòng kế toán cũng như có các phẩm chất cần thiết, hãy liên hệ HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao để bước lại gần hơn công việc trong mơ của mình nhé.
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
- trưởng phòng kế toán
- kế toán
- accounting
- accounting manager
- truong phong ke toan
- ke toan