Pha chỉnh màu sơn ô tô là quy trình nhằm đạt được màu sắc hoàn hảo sau khi xe đã được sửa chữa. Đây không chỉ là một kỹ thuật mà còn là nghệ thuật đòi hỏi kỹ năng, tư duy và độ nhạy bén về màu sắc. Bài viết hôm nay Carpla sẽ chia sẻ chi tiết về cách pha màu sơn xe ô tô, nếu bạn muốn thay “áo mới” cho chiếc xe của mình có thể tham khảo bài viết sau.
1. Khám phá về màu sơn gốc trên xe ô tô
Trước khi bắt đầu quá trình pha chế màu sơn cho ô tô, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra màu sơn gốc của chiếc xe để xác định nhóm màu tương ứng và từ đó điều chỉnh màu sơn một cách chính xác. Màu sơn gốc của ô tô thường được phân loại thành ba nhóm chính:
- Màu Solid: Được tạo thành từ hạt màu oxit vô cơ, loại màu này dễ dàng pha trộn nhất, tuy nhiên, thường chỉ được sử dụng chủ yếu trên các xe tải và taxi.
- Màu Metallic: Bao gồm các hạt màu kim loại hình thành từ bột nhôm, có khả năng phản xạ ánh sáng. Khi điều chỉnh màu Metallic, cần quan sát từ ba góc độ khác nhau: 90 độ, 45 độ và 15 độ để đảm bảo sự tương phản chính xác giữa chúng.
- Màu Mica: Là nhóm màu có khả năng phản xạ ánh sáng một phần, do ánh sáng có thể đi qua lớp màu Mica. Khi điều chỉnh màu Mica, cần tập trung đặc biệt vào lớp nền và quan sát từ nhiều góc độ để đạt được sự cân bằng mong muốn.
2. Các cách pha màu sơn xe ô tô giúp lên màu chuẩn đẹp
Để có một chiếc xe với màu sắc chuẩn đẹp bạn cần phải hiểu về cách pha màu sơn. Dưới đây là những chia sẻ chi tiết từ các chuyên gia về việc pha màu trung gian, đậm - sáng, nóng - lạnh và đặc biệt, cụ thể:
2.1 Cách pha màu sơn xe ô tô trung gian
Màu trung gian là kết quả của sự phối hợp giữa hai màu liền kề trên vòng màu thuần sắc, tạo nên hiệu ứng hòa quyện nhẹ. Trong vòng màu thuần sắc, các màu ở bậc 4, 5, 6 đóng vai trò là màu trung gian. Bắt đầu từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh biển và lam, ta có những quy tắc phối màu sau:
- Màu CAM = đỏ + vàng.
- Màu TÍM = đỏ + lam.
- Màu LỤC = vàng + lam.
- Màu NÂU = đỏ + vàng + lam.
- Màu XANH LÁ MẠ = vàng + đen.
Để làm giảm độ sáng hoặc tạo màu xám cho bất kỳ màu nào, có thể thêm một lượng nhỏ màu đen, nâu, hoặc xám. Cũng có thể phối trộn với các màu bổ sung hoặc màu đối nghịch để đạt được hiệu ứng mong muốn.
- Drift là gì? Hướng dẫn kỹ thuật Drift an toàn cho người mới
- Kỹ thuật lái xe qua đường sắt an toàn không thể không biết
2.2 Cách pha màu sơn xe theo độ đậm - sáng
Ngay cả khi không nhớ tất cả các gam màu trong vòng màu thuần sắc, cách tiếp cận đơn giản nhất là ghi nhớ các gam màu nghịch căn bản như vàng - tím, cam - xanh da trời, đỏ - xanh, v.v. Dựa trên nguyên tắc này, trong cách pha màu sơn xe ô tô, có một quy tắc cơ bản là để làm giảm độ sáng hoặc tạo màu xám cho bất kỳ gam màu nào, bạn có thể thêm một lượng nhỏ màu đen, nâu hoặc xám.
Để làm sáng hoặc nhẹ một hỗn hợp màu, hãy thêm màu trắng từ từ cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Đối với việc làm tối một hỗn hợp màu, thêm màu đen dần dần để dễ dàng điều chỉnh. Điều chỉnh độ sáng hoặc độ đậm bằng cách thêm cả màu đen và màu trắng để pha chế màu xám hoặc đục.
Lưu ý điều chỉnh hàm lượng phù hợp để tạo ra màu sắc với độ sáng hoặc độ đậm theo ý muốn. Màu trắng kẽm thường được sử dụng để làm sáng màu sơn. Đối với màu sơn trở nên tươi sáng hơn, bạn có thể trộn gam màu đó với các gam lạnh hoặc trắng.
2.3 Kỹ thuật pha màu sơn nóng - lạnh xe ô tô
Hai màu cơ bản là đỏ và xanh, trong đó đỏ được coi là màu nóng, còn xanh là màu lạnh. Tuy nhiên, khi kết hợp ba màu cơ bản, tính chất của màu sẽ xác định liệu nó có được gọi là “nóng” hay “lạnh”. Ví dụ, màu xanh lá có ít xanh lơ thường được mô tả là màu lạnh, trong khi màu đỏ đậm Alizarin, có ít xanh lơ, được coi là màu “đỏ mát”. Màu đỏ lợt Cadmium, với ít xanh lơ, thì được xem là màu “nóng”.
Trong quá trình pha sơn xe ô tô, màu đỏ đô hoặc boóc đô (còn được biết đến là màu đỏ của rượu vang bordeaux) thường được tạo ra bằng cách trộn màu đỏ tươi (đỏ cờ) với một chút màu xanh hoặc màu tím. Tương tự, để tạo ra màu rêu, chúng ta sử dụng gam màu xanh lá và thêm một ít màu sơn đỏ vào.
2.4 Kỹ thuật pha màu sơn xe đặc biệt
Để pha trộn một màu đặc biệt, quy trình bắt đầu bằng việc lựa chọn một màu gần giống với màu mong muốn và sau đó từ từ thêm các màu khác để đạt được hiệu ứng mong muốn. Quan trọng là giữ cho số lượng màu sử dụng trong khoảng 3 màu tối đa. Nếu hỗn hợp trở nên quá tối khi bạn thêm một màu mới, nên dừng lại, vì pha thêm có thể dẫn đến màu đen ngay lập tức.
- Mẹo chống say xe ô tô hiệu quả đơn giản trong ít phút
- Mẹo hay - Kỹ thuật đơn giản lái xe qua phà đảm bảo an toàn
Việc điều chỉnh tỷ lệ màu pha là bước quan trọng để đạt được màu sơn theo ý muốn. Các màu sơn xe phổ biến thường được pha theo tỉ lệ chuẩn, ví dụ như:
- Xanh da trời = xanh Cerulean + trắng kẽm.
- Màu mây nhẹ = xanh Cobalt (hoặc xanh Ultramarine) + đỏ Indian.
- Bầu trời xám đậm = xanh Phthalo + đỏ Indian.
- Xám trời dịu = vàng Cadmium + đỏ Vermilion.
- Màu da người = vàng Ochre + đỏ Vermilion + trắng (để điều chỉnh sắc độ).
- Xanh lá cây = Viridian + đỏ lợt.
- Xám = đỏ Indian + đen ngà.
- Bóng tối = đỏ Indian + nâu đất Raw.
- Tóc hung = vàng lợt Cadmium + trắng.
3. Khi sơn xe ô tô bạn cần biết những gì?
Sau khi học cách pha màu sơn xe ô tô, để có thể thực hiện việc sơn xe một cách hiệu quả bạn cần lưu ý thêm các vấn đề quan trọng sau:
3.1 Dung cụ thực hiện
- Máy pha màu vi tính giúp cho màu chuẩn, công thức đa dạng giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguyên liệu.
- Máy lắc sơn: Giúp màu sắc đều hơn.
- Cốc chia độ: Cốc có tỉ lệ cụ thể giúp tính toán màu dễ hơn nhưng độ chính xác không cao bằng sử dụng thiết bị.
3.2 Xác định code màu xe
Mã màu xe ô tô thường được đặt ở nhiều vị trí khác nhau tùy từng hãng xe, như nắp cốp, bản lề, dưới nắp capo, dưới lốc máy, phía trên lưới tản nhiệt và khung cửa phía tài xế.
Để xác định mã màu xe, chủ xe có thể kiểm tra trong hướng dẫn sử dụng đi kèm. Mỗi hãng xe cũng thường có cách đặt tên mã màu riêng. Mã màu xe thường có 2-5 ký tự, bao gồm số và chữ. Ví dụ, Toyota thường có 3 ký tự, trong khi Honda thì thường có 5 ký tự.
3.3 Chọn màu phù hợp
Ngày nay, các xưởng sơn ô tô và các trung tâm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp thường sở hữu bộ thẻ công thức màu sơn sẵn có. Để xác định màu sơn, kỹ thuật viên thực hiện việc so sánh trực tiếp bằng cách dùng thẻ màu để điều chỉnh lượng màu cần thiết để phun lên xe, sao cho nó tương đồng với màu sơn gốc của chiếc xe.
Quá trình so sánh màu đòi hỏi việc quan sát từ nhiều góc độ và khoảng cách khác nhau. Các góc thường được sử dụng bao gồm: 90 độ, 45 độ và 15 độ, cùng với khoảng cách 1 m và 3 m. Khi tất cả các góc đều đồng nhất, kỹ thuật viên có thể chốt và cân màu để chuẩn bị quá trình phun sơn.
3.4 Thử nghiệm
Nếu không có mã màu trong bộ thẻ sẵn có, kỹ thuật viên sẽ tìm công thức màu trên phần mềm, file excel hoặc sổ ghi cách pha màu sơn xe từ nhà cung cấp sơn. Sau khi xác định công thức màu, kỹ thuật viên sẽ cân màu gốc theo đúng công thức và thực hiện phun thử trên thẻ mẫu để so sánh với màu trên xe.
Trước khi phun màu trực tiếp lên xe, quá trình phun thử sẽ được tiến hành trên tấm thẻ mẫu với các thông số kỹ thuật sơn giống hoàn toàn với quá trình phun thực tế trên xe. Tấm thẻ mẫu đủ lớn để thuận tiện so sánh và nó cũng nên được phun lót trước khi áp dụng màu chính.
3.5 So sánh
Sau khi phun thử trên tấm thẻ mẫu, cần sấy khô và so sánh với màu gốc xe. Nếu chưa đạt màu giống nhất, sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷ lệ màu gốc để đạt được kết quả mong muốn. Đây là những lưu ý quan trọng khi kỹ thuật viên muốn tái tạo màu sơn giống màu gốc của xe.
Trong trường hợp muốn đổi màu sơn, quy trình tương tự sẽ được thực hiện bằng cách xác định màu mới và thực hiện các bước điều chỉnh. Việc xác định tỷ lệ chính xác cho màu gốc phụ thuộc lớn vào kỹ năng và tư duy. Do đó, sự chuyển giao và hỗ trợ kỹ năng từ các đơn vị cung cấp sơn là điều quan trọng để làm việc hiệu quả trong ngành sơn sửa chữa ô tô.
4. Lời kết
Cách pha màu sơn xe ô tô quả thực không hề dễ dàng cần phải có kỹ thuật cũng như kinh nghiệm cao. Nếu bạn muốn đổi màu xe nhưng cảm thấy khó khăn quá có thể suy nghĩ đến việc đổi xe khác. Hãy đến với Carpla - nền tảng mua bán xe cũ đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc để được tư vấn, tham khảo và lựa chọn dòng xe phù hợp với giá tốt nhất nhé!