PR và quảng cáo là hai công cụ quan trọng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Đây là 2 lĩnh vực khác biệt nhau tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn nó là một. Nhất là trong xã hội hiện đại khi mà con người luôn dư thừa thông tin nhưng lại không dễ gì để thấu hiểu một cách sâu sắc những thông tin đó.
Vì thế nên, hãy cùng nhau phân biệt PR và quảng cáo thông qua 10 đặc điểm nổi bật dưới đây!
Định nghĩa PR (Public Relations)
PR viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng là các hoạt động quản lý nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các chiến lược truyền thông với mục tiêu tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với công chúng.
Trên thế giới PR chuyên nghiệp xuất hiện đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn là một ngành mới mẻ. Đó là một thực tế xây dựng một hình ảnh tích cực hoặc danh tiếng của công ty trong mắt công chúng bằng cách kể hoặc hiển thị các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, dưới dạng các câu chuyện hoặc bài báo nổi bật thông qua phương tiện in ấn hoặc phát sóng.
Các chiến thuật sử dụng trong quan hệ công chúng là công khai trên các phương tiện truyền thông xã hội, thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn, bài phát biểu hay là câu chuyện nổi bật.
Định nghĩa Quảng Cáo (Advertising)
Quảng cáo là phương tiện truyền thông công cộng được trả tiền. Mục tiêu của nó là thực hiện giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng thông qua các kênh truyền thông khác nhau nhằm thông báo và thuyết phục người nhận thông tin theo cách mà nhà quảng cáo mong muốn.
Các kênh thông tin được sử dụng cho việc quảng cáo là đài phát thanh, truyền hình, biển quảng cáo, tờ rơi, thư trực tiếp, quảng cáo trên Internet. Nhà quảng cáo sẽ có quyền kiểm soát độc quyền với nội dung, cách thức cũng như thời điểm quảng cáo sẽ phát sóng hoặc xuất bản. Quảng cáo sẽ được chạy nếu như đảm bảo nguồn ngân sách.
Trên các kênh truyền hình lớn chúng ta có thể thấy nhiều nhãn hàng có ngân sách vững mạnh sẵn sàng chi cả tỷ đồng cho một vài phút quảng cáo.
Xem thêm>> Bắt kịp xu hướng quảng cáo tết 2021 của các doanh nghiệp
Khác biệt giữa quảng cáo và PR
PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) và Quảng cáo là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng phân biệt PR và quảng cáo thông qua những yếu tố sau:
1. Các hoạt động chính
Phân biệt PR và quảng cáo dựa trở nên rạch ròi nhờ vào hoạt động chính của nó. PR bao gồm những hoạt động như:
- Thông cáo báo chí
- Sự kiện kinh doanh
- Tổ chức talkshow, nói chuyện
- Quan hệ truyền thông
- Tài trợ và hợp tác trong các sự kiện, dự án
Có thể bạn quan tâm >> Dịch vụ Booking PR báo chí uy tín cho doanh nghiệp
Còn hoạt động quảng cáo sẽ gồm:
- Quảng cáo trên truyền hình, radio
- Chiến dịch gửi Email
- Làm biển, bảng hiệu quảng cáo
- Quảng cáo trên Social Media
2. Đối tượng tiếp cận
Trong quá trình thực hiện hoạt động PR thì đối tượng tiếp cận thường chú trọng chủ yếu vào các cơ quan báo chí- truyền thông, chính phủ, các cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Nói cách khác thì những người mà họ tiếp cận ở đây không nhất thiết là đối tượng bỏ tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ.
Còn với quảng cáo, đối tượng của họ là lượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu. Biến những người không có nhu cầu trở thành có, thúc đẩy nhữg ai có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của họ.
3. Khả năng sáng tạo
Bởi vì phải trả rất nhiều tiền để đăng quảng cáo cho nên người làm quảng cáo hoàn toàn có thể sáng tạo nội dung hay hình ảnh theo ý họ muốn. Sau đó, những nội dung này được đăng tải nguyên bản lên các phương tiện truyền thông hay in ấn.
Ngược lại với PR, các tờ báo có quyền không đưa những nội dung bạn gửi lên trang báo bởi họ cho đó là không phù hợp với phong cách hay lý do nào đó. Họ có quyền chỉnh sửa bài PR rất lớn.
4. Chi phí
Chi phí chính là yếu tố thứ hai trong khác biệt PR và quảng cáo. Để PR, người làm trong ngành cần chủ động xuất hiện trên báo dưới dạng các bài viết, tin công ty nói về sản phẩm, dịch vụ một cách khéo léo.
Việc PR chính là kiếm phần đất miễn phí để thực hiện. Đối với quảng cáo sẽ trả mức phí nhất định tùy vào hình thức quảng cáo và bạn sẽ nắm bắt được chắc chắn thời gian phát sóng hay xuất bản.
5. Hình thức kết nối
Phân biệt PR và quảng cáo thông qua hình thức kết nối. Quảng cáo là hoạt động độc thoại, giao tiếp một chiều. Ngược lại, PR lại là quá trình hai chiều trong đó công ty sẽ lắng nghe và trả lời công chúng. Trong quảng cáo, nhà quảng cáo có toàn quyền kiểm soát quảng cáo, tức là khi nào, như thế nào và những gì sẽ được hiển thị cho mọi người.
6. Phong cách viết
PR nhằm mục đích duy trì hình ảnh tích cực, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho nên văn phong mang tính sang trọng, chuyên nghiệp. Bài viết khá dài, logic để giới thiệu một cách tự nhiên về công ty cũng như các sản phẩm và dịch vụ. Viết với phong cách nghiêm túc và mang tính chuẩn mực cao.
Ngược lại, khi nghĩ về quảng cáo thường sẽ trực tiếp, kêu gọi hành động ngay, nhiều khi quá lộ liễu. Tùy vào ngành hàng cũng như tình hình thực tế mà văn phong quảng cáo sẽ biến hóa cho phù hợp. Có khi nó là vui nhộn, hài hước, khi lại thẳng thắn, rõ ràng. Tóm lại, trong quảng cáo người viết sử dụng văn phong linh hoạt, đa dạng.
7. Độ tin cậy
Đây cũng là cách phân biệt PR và quảng cáo quan trọng. PR có độ tin cậy cao hơn quảng cáo vì trong trường hợp người tiêu dùng hiểu biết về quảng cáo, hãy biết rằng đó chỉ là một quảng cáo và không dễ tin, vì vậy họ vẫn hoài nghi. Không giống như Quan hệ công chúng nơi xác nhận của bên thứ ba cải thiện uy tín.
PR nơi công ty có thể đưa ra câu chuyện, nhưng không có quyền kiểm soát, các phương tiện truyền thông sử dụng hoặc không sử dụng chút nào.
8. Thời hạn
PR chỉ có thể xuất hiện duy nhất một lần cho những khi gửi thông cáo báo chí, giới thiệu sản phẩm. Đây là cách dễ dàng để phân biệt PR và quảng cáo khi mà quảng cáo cực kỳ chủ động về thời gian xuất bản. Chỉ cần trả tiền là biết chắc chắn về mặt thời gian, lịch trình phát sóng. Thường thì, vòng đời của PR sẽ ngắn hơn quảng cáo rất nhiều.
9. Mức độ kiểm soát
Trong quảng cáo, nhà quảng cáo có toàn quyền kiểm soát quảng cáo, tức là khi nào, như thế nào và những gì sẽ được hiển thị cho mọi người. Với PR, nơi công ty có thể đưa ra câu chuyện, nhưng không có quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông sử dụng và bên thứ 3 là người kiểm chứng.
10. Ý nghĩa
Phân biệt PR và quảng cáo thông qua ý nghĩa. Quảng cáo là một kỹ thuật thu hút sự chú ý của công chúng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các thông báo trả phí. PR là một thực tiễn truyền thông chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.
Tham khảo thêm >> Dịch vụ viết content PR báo điện tử chuẩn SEO và chất lượng