Cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh
Sữa tươi là một loại thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu sữa không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị hư hỏng, mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Hãy cùng Vinamilk xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh nhé!
1. Sữa tươi bảo quản được bao lâu?
1.1 Sữa tươi thanh trùng
Sữa tươi thanh trùng là sữa tươi được làm từ 100% sữa nguyên chất, được xử lý trực tiếp ở nhiệt độ 72 - 90 độ C trong 30 giây rồi làm lạnh nhanh ở 4 độ C. Quá trình này giúp sữa giữ trọn được hương vị tự nhiên cùng như những lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất.
Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong túi nilon hoặc chai nhựa. Sữa thường có thời gian sử dụng rất ngắn, khoảng 5 - 7 ngày. Ngoài ra, loại sữa này cần phải được bảo quản lạnh từ 2 - 4 độ C và nên được sử dụng hết trong vòng 24 giờ.
Sữa tươi thanh trùng thường được sử dụng trong thời gian ngắn
1.2 Sữa tươi tiệt trùng
Sữa tiệt trùng được làm từ sữa tươi, có thể thêm một số hương vị tự nhiên cùng các vitamin và khoáng chất. Sữa được xử lý bằng công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại ở 140 độ C trong 4 - 6 giây rồi làm lạnh đột ngột. Quá trình này giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và nấm men có hại.
Sữa tiệt trùng thường được đóng trong bao bì tiệt trùng đặc biệt. Do đó, sữa không cần phải giữ lạnh trước khi dùng và được khuyến nghị nên sử dụng hết trong vòng 48 giờ kể từ khi mở nắp.
Tuy nhiên, đối với các loại sữa tiệt trùng được sản xuất bằng phương pháp thủ công (nấu sữa lên sau khi vắt để tiệt trùng) tại các hộ gia đình, thường có xu hướng đựng trong các chai nhựa nên cần phải phải được bảo quản lạnh và nên sử dụng hết trong vòng 24 giờ.
Sữa tươi tiệt trùng nên được sử dụng hết trong 48 giờ từ khi mở nắp
2. Cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh
2.1 Cách bảo quản sữa tươi còn nguyên hộp
2.1.1 Sữa tươi thanh trùng
Sữa tươi thanh trùng sử dụng nhiệt độ thấp để loại bỏ vi khuẩn, sau đó được đóng trong chai hoặc túi nhựa. Do đó, loại sữa này cần được bảo quản lạnh liên tục ở 3 - 5 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp, có thể sử dụng trong khoảng từ 3 - 7 ngày.
2.1.2 Sữa tươi tiệt trùng
Đối với sữa tiệt trùng khi chưa mở nắp có thể bảo quản sữa nhiệt độ thường trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Bạn có thể để sữa ở nơi thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bóng đèn, kể cả bóng đèn trong tủ lạnh và nhiệt độ cao.
Bảo quản sữa tươi không cần tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
2.2 Bảo quản sữa tươi khi đã dùng dở
2.2.1 Sử dụng bình đựng sữa
Sử dụng bình đựng sữa là một trong những cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh hiệu quả. Bạn cần rửa bình đựng bằng xà phòng, nước đun sôi và sấy khô bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên. Sau đó, đổ sữa tươi vào bình đến mức chỉ định. Đậy kín nắp và đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Tránh để sữa tươi trong bình quá lâu, nên để tối đa trong bình 2 giờ và sử dụng ngay sau đó, để đảm bảo độ tươi ngon, dinh dưỡng của sữa.
Tránh để sữa tươi quá lâu trong bình đựng sữa, tối đa 2 giờ
2.2.2 Sử dụng băng khô (Đá khô)
Sử dụng băng khô là phương pháp đơn giản để bảo quản sữa được nhiều người sử dụng. Trước khi cho băng khô vào túi nhựa hoặc túi giữ nhiệt đá khô, bạn có thể để băng khô lên tủ đá để băng khô được lạnh hơn. Sau đó, đặt sữa lên băng khô để bảo quản.
Tuy nhiên, nên hạn chế dùng băng khô để bảo quản sữa vì cách này sẽ dễ làm sản phẩm bị giảm chất lượng.
2.2.3 Sử dụng đá hoặc nước đá
Cách đơn giản hơn cả để bảo quản sữa là sử dụng đá hoặc nước đá. Đặt sữa tươi vào thau đá hoặc sử dụng nước đá để làm mát sữa.
Đối với phương pháp này, bạn cần phải bổ sung đá hoặc thay nước đá thường xuyên và sử dụng sữa tươi nhanh chóng trước khi đá tan hết.
2.2.4 Sử dụng đất sét
Khi bảo quản sữa tươi bằng đất sét, đầu tiên, bạn cần cho sữa vào chai thủy tinh có nắp đậy kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau đó, bỏ chai đựng vào trong hộp đất sét. Đậy kín nắp hộp đất sét và để nơi khô ráo, thoáng mát.
Việc bảo quản sữa bằng đất sét có thể được thực hiện trong khoảng vài ngày đến một vài tuần tùy thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh. Để kiểm soát thời gian bảo quản, hãy kiểm tra sữa thường xuyên để đảm bảo sữa vẫn giữ được hương vị và chất lượng.
3. Dấu hiệu nhận biết sữa tươi bị hư, không dùng được
- Mùi: Sữa tươi hầu như không có mùi hoặc có mùi thơm đặc trưng. Nếu sữa có mùi khó chịu thì đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất cho thấy sữa đã bị hỏng.
- Màu sắc/Kết cấu: Sữa tươi mịn, loãng và thường có màu trắng. Sữa hư có thể bị vón cục, đặc và có màu vàng.
Sữa bị hư thường có mùi chua và vón cục
3. Cách chọn mua sữa tươi an toàn
- Thương hiệu: bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa tươi được sản xuất từ những thương hiệu uy tín trong ngành. Vinamilk là một trong những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh sữa.
- Dung tích sữa: sữa tươi rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Do vậy, khi chọn mua sản phẩm, bạn nên lựa chọn sữa có dung tích phù hợp để sử dụng hết trong vòng 1 lần.
- Kiểm tra bao bì sữa: Trong quá trình vận chuyển, khó tránh khỏi sản phẩm bị va đập. Do vậy, bạn cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng sữa trước khi mua và xem vỏ hộp có bị phồng, xước hay phai màu không.
Lựa chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín như Vinamilk
5. Một số lưu ý bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh
- Kiểm tra sữa thường xuyên để đảm bảo sữa không bị hỏng.
- Nếu sữa có mùi lạ, màu sắc thay đổi, vón cục thì sữa bị hư và không được sử dụng tiếp.
- Sử dụng sữa tươi càng nhanh càng tốt để tránh chất lượng sữa giảm và hao hụt chất dinh dưỡng.
- Mua sữa với dung tích vừa đủ cho 1 lần sử dụng.
- Bảo quản sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Một số lưu ý bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh
Như vậy, Vinamilk đã giúp bạn tìm hiểu các cách bảo quản sữa tươi khi không có tủ lạnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp bảo quản sữa phù hợp để tận hưởng những ly sữa chất lượng nhất nhé!