Một trong những cách giữ bình tĩnh hiệu quả là bạn hãy trò chuyện về một vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc với bạn bè hoặc người thân. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ việc chia sẻ câu chuyện để giảm bớt sự tức giận và tìm hướng xử lý chứ không phải trút giận lên người nghe.
Nếu bạn chia sẻ vấn đề theo hướng trút giận sẽ khiến người nghe bị tổn thương, đôi lúc cảm giác giống “thùng rác cảm xúc”. Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn lầm người để chia sẻ, chẳng hạn như người không biết giữ bí mật hay ghét thầm bạn, đây có thể là nguồn cơn đưa bạn vào tình huống căng thẳng khác.
8. Tức giận là biểu hiện của sự bảo vệ bản thân
Đôi khi, sự tức giận chính là thông điệp cho bạn biết rằng, có thể những lợi ích cá nhân của bạn đang bị xâm phạm hoặc niềm tin và nhân phẩm của bạn bị xúc phạm. Khi hiểu được điều đó, bạn sẽ kịp thời dừng lại để xác định xem, liệu bản thân có đang bị xúc phạm gì hay không trước khi quyết định hoặc tỏ ra nóng giận.
Đây là cách giữ bình tĩnh của một người rất trưởng thành, bạn hiểu được lý do vì sao bạn tức giận, và bạn cũng được lựa chọn tỏ ra tức giận hoặc không.
9. Thay đổi hướng suy nghĩ
Để giữ bình tĩnh không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang tức giận. Do đó, bạn cần thay đổi hướng suy nghĩ để làm dịu cảm xúc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một vấn đề không bao giờ tồn tại 100% yếu tố tiêu cực, mà luôn hiện hữu cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là liệu bạn có nhìn ra hay không.
Trên thực tế, để giữ bình tĩnh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là trong những tình huống xảy ra bất ngờ hoặc cơn cảm xúc bùng nổ quá lớn. Vậy nên ngoài những cách trên mà bạn có thể áp dụng ở trên thì cách cuối cùng mà bạn có thể áp dụng chính là thay đổi hướng suy nghĩ.
Thay đổi hướng suy nghĩ có nghĩa là, một vấn đề luôn tồn tại ít nhất là hai mặt, tạm gọi là một mặt tiêu cực và một mặt tích cực. Nhưng để có thể nhìn được mặt tích cực thì bạn sẽ cần rèn luyện nếp suy nghĩ này trong một khoảng thời gian hay có thể là quá trình rèn luyện.