I. Hoa Ngũ Sắc là hoa gì?
1. Nguồn gốc
Hoa Ngũ Sắc có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc vào họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae). Ở nước ta, người dân vẫn thường gọi Hoa Ngũ Sắc dưới cái hoa bông ổi, hoa tử quỷ, mã anh đơn,...
Hình ảnh Hoa Ngũ Sắc
Đây là loài hoa mọc bụi có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ, sau này được phổ biến ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây mọc hoang nhiều ở các khu đất trống, sườn đồi núi hay mọc ven theo các bờ biển. Chúng có khả năng phát tán rất mạnh nhờ chim mang hạt giống đi rải khắp nơi. Ở Nouvelle Calédonie, loại cây này sinh sôi nhiều đến nỗi chính phủ phải ra lệnh tiêu diệt bớt vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên.
Hiện nay, ở Việt Nam, Hoa Ngũ Sắc cũng được trồng rộng rãi khắp cả nước, chủ yếu là để làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ.
2. Đặc điểm
Hoa Ngũ Sắc là cây thân gỗ, có thân nhỏ cao từ 0,5-1m, nhiều cây có thể cao đến 2m nếu được chăm sóc tốt. Thân cây xuất hiện các gai nhọn và hơi cong xuống, cành cây mềm và mọc vươn ra khắp nơi. Lá cây có dạng hình xoan, màu xanh nhạt và có lông ở mặt trên. Sở dĩ loài cây này được gọi là Hoa Ngũ Sắc do hoa của cây có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, mọc thành chùm trên cùng một cành.
Vòng đời của Hoa Ngũ Sắc thay đổi sẽ khiến màu của hoa thay đổi theo. Khi hoa còn non thì có màu vàng, rồi dần dần sẽ chuyển sang màu cam, cuối cùng lại chuyển sang màu đỏ hoặc tím. Một số loài cây Hoa Ngũ Sắc được phối giống đặc biệt sẽ cho ra những màu đơn sắc như tím, trắng, hồng, vàng,... Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 9. Quả có màu đen, vị thơm ngon như quả ổi, bên trong có chứa hạt.
II. Ý nghĩa Hoa Ngũ Sắc
Hoa Ngũ Sắc có nhiều màu, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa, cân bằng, vẻ đẹp của cuộc sống, nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, trân trọng những gì mà mình đang có, luôn cố gắng để phấn đấu đến những mục tiêu quan trọng hơn.
Sức sống của Hoa Ngũ Sắc rất mãnh liệt, tượng trưng cho sự bền bỉ, trường tồn với thời gian, ý chí kiên cường, không cam chịu khó khăn thử thách của con người. Trồng hoa trong nhà sẽ giúp đem lại năng lượng tích cực, cân bằng âm dương và điều hòa vượng khí xung quanh, giúp gia chủ luôn bình yên, hạnh phúc, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.
III. Cây Hoa Ngũ Sắc có tác dụng gì?
Cây Hoa Ngũ Sắc với vẻ đẹp độc đáo thường được lựa chọn để trồng trong vườn nhà với mục đích trang trí, tô điểm thêm vẻ đẹp cho không gian xung quanh. Vị trí thường được đặt của chậu cây là ở nơi ban công, sân thượng, nơi có nhiều ánh sáng. Người ta thường không đặt chậu Hoa Ngũ Sắc ở trong nhà.
Hoa Ngũ Sắc tím rủ
Hoa Ngũ Sắc vàng rủ
Ngoài công dụng làm đẹp không gian, Hoa Ngũ Sắc cũng được đánh giá cao trong việc góp phần tạo nên những bài thuốc Đông y chữa ho, ngạt mũi, kháng viêm,...
Hoa Ngũ Sắc có độc không?
Hoa Ngũ Sắc mặc dù có vẻ đẹp quyến rũ cùng hương thơm nhẹ nhàng khiến nhiều người ưa thích. Thế nhưng ẩn sâu bên trong là những chất độc nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật nếu như lỡ ăn phải. Trong quả của cây Hoa Ngũ Sắc có chứa chất độc có tên là Lantanin alkaloid, có thể khiến cho người ăn phải bị đau bụng, buồn nôn, bỏng rát dạ dày, giãn cơ hoặc rối loạn tuần hoàn máu. Do đó, bạn cần hết sức cẩn thận và không nên ăn quả của cây.
IV. Giá Hoa Ngũ Sắc là bao nhiêu?
Hiện nay, các loại cây Hoa Ngũ Sắc đều được bán tại các cửa hàng cây giống, shop cây cảnh,…Bạn có thể tìm mua cây thiết kế kiểu bonsai, cây con trồng trong chậu hoặc mua hạt giống về tự trồng tại nhà.
Hoa Ngũ Sắc bonsai
Mức giá loại cây trưởng thành dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Còn mua hạt giống, cây con thì giá sẽ rẻ hơn, chỉ vài chục đồng là bạn sở hữu ngay chậu hoa cảnh chất lượng.
Nếu không có thời gian tự trồng cây giống thì bạn cũng có thể tham khảo các loại cây ngũ sắc rừng hoặc chậu Hoa Ngũ Sắc nhập từ Thái Lan. Mức giá dao động từ 500 nghìn đồng cho mỗi chậu cây.
V. Cách trồng và chăm sóc Hoa Ngũ Sắc giúp hoa nở đẹp quanh năm
1. Đất trồng
Lựa chọn những loại đất trồng có độ tơi xốp cao, khả năng thông thoáng tốt sẽ giúp thoát nước dễ dàng cho Hoa Ngũ Sắc khi trồng. Bạn có thể trộn thêm thành phần phân hữu cơ vào đất trước khi trồng để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho cây.
2. Lựa chọn giống
Ngày nay để có thể trồng Hoa Ngũ Sắc, người ta thường sử dụng hai phương pháp chính đó là gieo bằng hạt giống hoặc giâm cành.
- Phương pháp gieo hạt: Sử dụng những hạt ở bên trong quả của cây sau khi chín để gieo trồng. Sau đó đem hạt giống gieo vào đất trồng đã chuẩn bị rồi tưới nước như bình thường. Sau khoảng 3-4 ngày thì hạt giống bắt đầu nảy mầm, thêm 2 tuần nữa là cây non bắt đầu phát triển.
- Phương pháp giâm cành: Phương pháp này sẽ lấy một phần cành từ cây mẹ, cành dài khoảng 15cm và không bị sâu bệnh. Sau đó, đem cành cây cắm vào trong chậu đất rồi chăm sóc cho chúng đến khi phát triển thành cây hoa trưởng thành.
3. Nước tưới
Khi cây Hoa Ngũ Sắc vẫn còn non, bạn hãy thường xuyên tưới cho cây ít nhất 1-2 lần mỗi ngày, vào lúc thời điểm mát nhất trong ngày. Sau này khi cây hoa đã lớn hơn và trưởng thành, bạn chỉ nên tưới giãn cách 2-3 lần/tuần để tránh làm úng rễ và gây chết cây.
Lưu ý: Không nên tưới cây khi đã quá muộn sẽ tạo điều kiện cho một số loại côn trùng phát triển và gây bệnh.
4. Điều kiện ánh sáng
Hoa Ngũ Sắc khá là ưa ánh sáng để sinh trưởng, đặc biệt cây có khả năng chịu được nắng nóng khi vào mùa hè. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi đặt chậu cây của mình trên sân thượng hoặc những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Bởi phải có ánh sáng thì hoa mới nở đẹp và cho ra những màu sắc rực rỡ đúng theo ý muốn.
5. Bón phân
Nếu như đất trồng ban đầu đã được cải tạo tốt bằng phân hữu cơ thì bạn không cần thiết phải bón thêm phân cho cây. Tuy nhiên, nên bón thúc cho cây mỗi tháng một lần khi cây đang trong thời kỳ cao lớn hoặc đang trong giai đoạn ra hoa.
6. Thay chậu mới
Cây Hoa Ngũ Sắc thuộc bộ rễ chùm, do đó, rễ của cây rất phát triển và có độ lan tỏa cao. Vào giai đoạn đầu khi mới trồng cây, bạn có thể đặt cây non vào trong chậu có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, sau mỗi năm, bạn cần phải thay cây sang chậu mới để không cản trở đến khả năng phát triển của rễ.
7. Phòng sâu bệnh
Hoa Ngũ Sắc nếu như được chăm sóc tốt thì rất ít có khả năng gặp sâu bệnh. Hãy thường xuyên quan sát cây để phát hiện các loài côn trùng gây hại có thể tấn công, từ đó bạn có thể phun thuốc diệt côn trùng nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho cây.
8. Cách nhân giống Hoa Ngũ Sắc
Cây Hoa Ngũ Sắc được nhân giống bằng hạt là chủ yếu. Hạt sẽ chín và tự rụng, lúc này thu thập về và phơi khô, loại bỏ phần vỏ rồi bảo quản ở nơi kín gió, khô thoáng. Trước khi trồng nên tiến hành gieo hạt 6-8 tuần trước đó.
Hạt giống khá cứng nên phải ngâm nhiều giờ trong nước ấm (khoảng 24 giờ) trước khi gieo. Tiến hành gieo hạt vào các chậu nhỏ đã chuẩn bị sẵn giá thể, 1-2 hạt/chậu, tưới nước giữ ẩm, hạt sẽ nảy mầm trong vòng một tháng. Cây con đủ tiêu chuẩn đem ra trồng khi chúng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp.
9. Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho Hoa Ngũ Sắc
Cây ngũ sắc được nhiều người ưa chuộng tạo dáng bonsai bởi màu sắc hoa đẹp và đa dạng. Cây có đủ tiêu chuẩn tạo dáng bonsai thường là những cây mọc dại, có thân to, xù xì. Chúng được đem về và cắt ngang thân, sau đó ngâm toàn bộ phần rễ vào nước trong 30 phút. Tiếp theo vùi gốc vào cát và tưới nước giữ ẩm, để ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 1 tháng cây sẽ bật lên những mầm mới, khi mầm phát triển lớn dần sẽ tiến hành ghép nhiều loại Hoa Ngũ Sắc với nhau để tạo nhiều màu theo ý muốn. Cây có thể tạo các dáng bonsai khác nhau như dáng trực, dáng huyền hay dáng thác đổ, với giá trị lớn gấp nhiều lần so với cây trồng thông thường.
Hình ảnh Hoa Ngũ Sắc đẹp nhất
Hoa Ngũ Sắc tím
Hoa Ngũ Sắc vàng
Hoa Ngũ Sắc trắng
Hoa Ngũ Sắc đỏ
Hoa Ngũ Sắc hồng
Hoa Ngũ Sắc Cam