Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dưỡng và được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Hãy cùng mayviendong.com tìm hiểu về vấn đề ngâm đậu nành quá lâu có tốt không cũng như quá trình chế biến, thưởng thức và bảo quản sữa đậu nành bạn nhé!
Vì sao phải ngâm đậu nành trước khi nấu sữa?
Việc ngâm đậu trước khi chế biến mang lại các tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:
- Loại bỏ các chất có hại như acid phytic.hay tanin (là những hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng)
- Trung hòa các chất ức chế enzyme và sản sinh các enzym có lợi cho cơ thể.
- Tăng lượng vitamin, giúp dễ dàng tiêu hóa, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ protein
- Ngăn chặn sự thiếu hụt khoáng chất, ngăn ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe.
Ngoài các lợi ích cho cơ thể, việc ngâm đậu nành trước khi nấu sữa còn giúp sữa có vị ngon và góp phần bảo vệ máy. Bởi đậu nành sau khi ngâm sẽ nở to giúp công đoạn xay dễ dàng hơn, xay nhanh và mịn. Đồng thời, chất lượng sữa sau khi làm cũng đảm bảo vị ngọt, bùi, không bị lắng cặn. Ngoài ra, ngâm đậu nành cũng giúp giảm độ chua khi làm sữa đậu nành và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời gian ngâm sữa đậu nành tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Vào mùa hè, đậu nành cần được ngâm từ 6 - 8 tiếng trước khi làm nhưng thời gian ngâm lý tưởng vào mùa đông là từ 8 - 10 tiếng. Một mẹo ngâm đậu nhanh chóng chính là bạn nên ngâm với nước sạch, muối và có thể thêm chút gì đó có tính axit như nước chanh hoặc giấm, việc này sẽ kích thích phân rã phytic acid nhiều hơn.
Tuy nhiên việc ”ngâm đậu nành quá lâu có tốt không” được rất nhiều người thắc mắc. Cùng tìm hiểu vấn đề ngâm đậu nành quá lâu có tốt không dưới đây.
>>> Tham khảo: Cách làm tàu hũ nước đường đơn giản ngay tại nhà
Giải đáp thắc mắc “ngâm đậu nành quá lâu có tốt không?”
Để trả lời cho câu hỏi ngâm đậu nành quá lâu có tốt không, ta có thể dựa vào thời gian ngâm đậu để biết. Như chúng tôi đã đề cập, thời gian ngâm đậu nành là từ 6-8 tiếng trước khi làm, tuy nhiên tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng đậu nành mà ta cần linh hoạt thời gian ngâm. Nếu bạn ngâm đậu nành quá lâu, vỏ đậu nành (có chứa dầu và lẫn tạp chất) tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng.
Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Ta thực hiện các bước ngâm đậu nành như sau:
Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
Xem thêm: Cách làm sữa bắp giảm cân đơn giản ngay tại nhà