Tâm lý học tội phạm là ngành còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, không nhiều người biết ngành này học ở đâu, ra làm gì. Vậy thì trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin chi tiết về ngành tâm lý học tội phạm.
1. Tâm lý học tội phạm là gì?
Trước khi tìm hiểu “ngành tâm lý học tội phạm là gì?”, chúng ta sẽ cần nắm bắt định nghĩa về tâm lý tội phạm.
Hiểu đơn giản, tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm,… của các tội phạm có liên quan đến hành vi phạm tội. Đó là sự hình thành tâm lý phạm tội, manh nha các ý đồ cũng như suy nghĩ đến các cách thức thực hiện hành vi.
Theo đó, ngành tâm lý học tội phạm chính là ngành ứng dụng tâm lý vào các mối quan hệ phức tạp. Ngành này nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến trình bày, kiểm tra, sưu tầm chứng cứ cần thiết. Tóm lại, ngành tâm lý học tội phạm đề cập đến quá trình xét xử, điều tra các vụ án phạm tội.
2. Đối tượng của ngành tâm lý tội phạm là gì?
Tâm lý học tội phạm là một lĩnh vực có phạm trù nghiên cứu và đối tượng riêng. Cụ thể, những đối tượng này bao gồm:
- Hiện tượng, đặc điểm, các khía cạnh tâm lý phát sinh trong quá trình phạm tội.
- Phân tích tâm lý hành vi tội phạm, từ đó làm rõ động cơ, mục đích và hậu quả của các hành vi.
- Nghiên cứu nhân cách, tìm hiểu những nét đặc trưng trong nhân cách, các kiểm nhân cách của người phạm tội.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của một nhóm người phạm tội, nguyên nhân của tâm lý xã hội.
3. Công việc của các nhà tâm lý học tội phạm
Các nhà tâm lý học tội phạm sẽ thường xuyên phải kiểm tra hiện trường, xem xét hình ảnh liên quan đến vụ án. Họ cũng cần làm việc với các nhân viên thực thi pháp luật, tư vấn cho luật sư về các vấn đề liên quan đến vụ án. Cụ thể, công việc của nhà tâm lý học tội phạm gồm:
- Xem xét hiện trường vụ án sau khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.
- Đọc, tư vấn các tài liệu pháp lý.
- Trao đổi với nhân chứng của vụ án trước tòa.
- Tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của tội phạm, phỏng vấn những người có liên quan hoặc nghi phạm của vụ án.
- Cung cấp các thông tin về vụ án, quy chế liên quan.
- Quan sát, ghi nhận những chi tiết, thông tin về nghi phạm/phạm nhân để hỗ trợ cho cuộc điều tra.
- Quản lý, phân tích các bài kiểm tra tâm lý tội phạm.
>>>Xem thêm: Ngành điều tra hình sự là gì?
4. Ứng dụng của ngành tâm lý học tội phạm
Trong thực tế, ngành tâm lý học tội phạm được ứng dụng trong các vấn đề sau:
4.1 Phân tích tâm lý tội phạm
Tâm lý học tội phạm được xem là một nhánh nhỏ của ngành tâm lý học nói chung. Chính vì vậy, ứng dụng đầu tiên của nó là giúp phân tích các tâm lý của tội phạm.
Cụ thể, tâm lý học tội phạm sẽ phân tích, đưa ra các đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của phạm nhân/nghi phạm. Thông qua đó, họ sẽ kết luận về nguyên nhân gây án của phạm nhân và báo cáo để tố giác hành vi.
4.2 Phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý nhân chứng
Trong quá trình điều tra vụ án trên phim hoặc ngoài thực tế, bạn sẽ thấy có những cuộc phỏng vấn giữa công an với tội phạm. Những lời khai trong cuộc phỏng vấn có thể đúng hoặc sai. Và nhà tâm lý học sẽ phân tích dựa vào phản ứng, biểu hiện của tội phạm, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm để tìm ra sự thật. Điều này sẽ giúp cho các cơ quan điều tra thuận lợi hơn để kết luận vụ án.
4.3 Thiết lập hồ sơ và điều tra tội phạm
Dựa vào những thông tin của vụ án, nhà tâm lý học sẽ tiến hành thiết lập hồ sơ của phạm nhân. Quá trình này sẽ giúp họ tìm được nơi sinh sống của tội phạm, nắm bắt được các yếu tố gây ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi phạm tội. Họ cũng sẽ biết được độ tuổi gây án nhiều nhất và đưa ra kết luận cho cơ quan điều tra, tòa án xem xét yếu tố khoan hồng.
4.4 Ứng dụng vào quá trình đánh giá và điều trị tâm lý tội phạm
Ứng dụng này giúp cho các nhà tâm lý học biết được tội phạm có đang gặp vấn đề bất thường nào về suy nghĩ, tâm lý hay không? Thông quá đó, họ sẽ đưa ra phương hướng để điều trị sao cho phù hợp, đưa tội phạm về đúng chuẩn mực nhận thức, hành vi con người.
Thông thường, ứng dụng đánh giá, điều trị tâm lý được thực hiện say khi vụ án đã được kết án. Nó giúp nhà tâm lý học đánh giá được mức độ tái phạm, sự nguy hiểm và khả năng gây sát thương của tội phạm. Quá trình này giúp cho công tác quản lý, giám sát phạm nhân được an toàn, hiệu quả hơn.
4.5 Nghiên cứu về tâm lý hành vi phạm tội
Hiện nay, các vụ án phạm tội diễn ra ngày càng nhiều, gây ra những hậu quả khôn lường với con người, xã hội. Vì vậy, việc ứng dụng tâm lý học tội phạm vào nghiên cứu tâm lý hành vi là vô cùng quan trọng.
Điều này giúp cho các nhà tâm lý nắm bắt được những nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi phạm tội, từ đó đưa ra biện phạm pháp phù hợp để giảm thiểu tội phạm.
>>>Xem thêm: Tâm lý học ra làm gì?
5. Vai trò của ngành tâm lý học tội phạm
Ngành tâm lý học tội phạm đóng vai trò đặc biệt quan trọng với xã hội. Vai trò đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Lâm sàng: ngành này giúp chẩn đoán lâm sàng với các hành vi tội phạm trong quá trình phỏng vấn. Các nhà tâm lý học tội phạm sẽ giúp đánh giá, kiểm tra yếu tố tâm lý của người phạm tội, giúp cơ quan điều tra, quản lý có biện pháp đảm bảo an toàn cho những người liên quan.
- Thực nghiệm: thông qua việc nghiên cứu, các chuyên gia tâm lý sẽ cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án, giúp làm sáng tỏ vụ án.
- Tính toán: chuyên gia tâm lý học tội phạm lý giải về hành vi, tâm lý của tội phạm là có cơ sở khoa học.
- Tham mưu: các nhà tâm lý học tội phạm có vai trò tư vấn về tâm lý, đưa ra những lời khuyên về tâm lý học tội phạm cùng những cảnh báo, biện pháp tâm lý phù hợp.
6. Học tâm lý học tội phạm ở đâu tại Việt Nam?
Hiện nay, ngành tâm lý học tội phạm chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Vậy nên chưa có trường nào đào tạo riêng chuyên ngành này mà chỉ được giảng dạy như một bộ môn thuộc ngành tâm lý học. Trong đó, các trường công an, an ninh, cảnh sát sẽ đào tạo chuyên sâu hơn về tâm lý học tội phạm như:
- Trường Đại học Luật - khoa Luật hình sự.
- Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân.
- Trường Đại học An ninh Nhân dân.
- Trường Học viện An ninh Nhân dân.
7. Tâm lý học tội phạm và tâm lý học pháp y: Chúng có giống nhau không?
Rất nhiều người thắc mắc “ngành tâm lý học tội phạm và tâm lý học pháp y có giống nhau không?”. Thực tế, giữa 2 ngành này có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định.
7.1 Giống nhau
- 2 ngành này đều có liên quan đến yếu tố tâm lý và đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra các vụ án.
- 2 ngành đều có mối liên hệ chặt chẽ với thực thi pháp luật, hỗ trợ cho các cuộc điều tra hình sự, dân sự.
- 2 ngành đều làm việc với các cơ quan pháp luật, tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tội phạm.
7.2 Khác nhau
Giữa tâm lý học tội phạm và tâm lý học pháp y có 2 điểm khác biệt lớn nhất đó là bằng cấp - trình độ và phạm vi nghề nghiệp. Cùng chúng tôi phân tích để phân biệt 2 ngành này nhé.
Tâm lý học tội phạm Tâm lý học pháp y Kiến thức chuyên môn Kiến thức đào tạo thường là hành vi bất thường, thống kê hành vi, tâm lý học vị thành niên.=> Chuyên sâu hơn về việc tìm hiểu tâm lý tội phạm.
Kiến thức liên quan đến tâm lý học, khoa học xã hội, tư pháp hình sự.=> Giúp bạn hiểu biết toàn diện về bối cảnh tâm lý học pháp y hiện đại.
Phạm vi nghề nghiệp- Làm việc thường xuyên với tội phạm, nhân viên điều tra với nhiệm vụ sửa chữa, lập hồ sơ tội phạm,…
- Làm việc với những người bị rối loạn sức khỏe tâm thần, giữ an toàn cho mọi người,…
8. Các nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng
Các nhà tâm lý học nổi tiếng
Trên thế giới có rất nhiều nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng. Trong đó phải kể đến những cái tên sau:
- Hugo Munsterberg: người tiên phong trong lĩnh vực tâm lý học tội phạm.
- Thomas Bond: người đầu tiên lập ra hồ sơ tội phạm dựa vào quá trình điều tra để kết luận về cấu tạo tâm lý, thể chất của tội phạm.
- Saul Kassin: người nghiên cứu về lời thú tội giả hiện được sử dụng trên phạm vi thế giới nhằm xác định tính hợp lệ của quá trình thẩm vấn, thú tội.
- John Douglas: nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng, làm việc tại FBI và tham gia nhiều vụ án giết người hàng loạt nổi tiếng.
Qua những chia sẻ trên đây, các bạn chắc hẳn đã hiểu rõ “ngành tâm lý học tội phạm là gì?” cùng các vấn đề xoay quanh ngành này. Nếu bạn yêu thích, có những tố chất phù hợp với ngành này, hãy theo đuổi nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: