PIT là gì? Tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân
PIT viết tắt của Personal Income Tax. PIT nghĩa là thuế thu nhập cá nhân, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước.
1. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP , các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công 3. Thu nhập từ đầu tư vốn 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 6. Thu nhập từ trúng thưởng 7. Thu nhập từ bản quyền 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại 9. Thu nhập từ nhận thừa kế 10. Thu nhập từ nhận quà tặng
3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập, số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 ngày 8 tháng 2013.
Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT - 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT - 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT - 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT - 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30% TNTT - 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35% TNTT - 9,85 trđ
Ví dụ 4: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau: + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 40 triệu đồng × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là: 40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
- Số thuế phải nộp:Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần: + Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng + Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng + Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng + Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,48 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn: Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 20,4 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
Hy vọng bài viết ngắn có thể giúp các bạn tìm hiểu thuật ngữ PIT là gì và một số vấn đề cơ bản liên quan tới thuế thu nhập cá nhân. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.