Xem clip:
Trại rắn miền Tây
Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu - Cục Hậu cần - Quân khu 9, hay còn gọi Trại rắn Đồng Tâm - là nơi nuôi, bảo tồn nhiều loại rắn hổ cực độc lớn nhất Việt Nam
Trại rắn Đồng Tâm nằm cặp bờ sông Tiền, trên địa bàn huyện Châu Thành, Tiền Giang, diện tích khoảng 12ha, được thành lập vào năm 1977.
Đây là nơi duy nhất trong cả nước, mọi người có thể tận mắt chứng kiến đời sống tự nhiên của các loài rắn, nhất là những loại rắn cực độc như: hổ mang chúa, mai gầm…
Những con rắn hổ mang chúa (rắn hổ mây) trong Trại rắn Đồng TâmMỗi con rắn hổ được nuôi trong 1 chuồng riêng. Chuồng được xây phù hợp với tập tính của rắn như có nơi phơi nắng, có hang cho chúng nghỉ ngơi.
Đặc biệt, khi vào Trại rắn Đồng Tâm mọi người sẽ tận mắt chứng kiến những con rắn hổ mang chúa khổng lồ hay rắn hổ đất ngóc đầu, khèn, phùn mang, thủ thế… Nhiều người thót tim, “hồn vía bay mất” khi thấy rắn hổ mang ngóc đầu, lăm lăm nhìn...
Loại rắn đang được “cưng” nhất trong Trại Đồng Tâm là rắn hổ mang chúa với rất nhiều con đạt trọng lượng hơn 10kg/con. Con rắn hổ mang chúa lớn nhất của Trại rắn Đồng Tâm nuôi đạt trọng lượng khoảng 27kg, dài 4,2m, tuổi thọ 17 năm.
Rắn hổ mang chúa Những con rắn hổ khèn, phùn mang trong Trại rắn Đồng Tâm“Hiện tại trung tâm đang nuôi khoảng 50 loài rắn, gồm rắn độc và không độc. Các loại rắn độc thì trung tâm nuôi để bảo tồn, cho sinh sản, nguyên cứu khoa học, cũng như lấy nọc độc bào chế ra huyết thanh để cứu người”, chị Mai Thái Hiền, hướng dẫn viên của Trại rắn Đồng Tâm cho biết.
Chị Hiền cho biết thêm, hiện trong Trại rắn Đồng Tâm đang nuôi hơn 10 loài rắn độc. Trong đó, trại rắn đang nuôi vào bảo tồn hai loài là hổ mang chúa và hổ mang.
“Rắn hổ mang hay còn gọi rắn hổ mây có trọng lượng rất to và dài hơn những loại rắn độc khác. Nọc đầu của hổ mang chúa cũng đứng đầu. Rắn hổ mang chúa thường sống ở rừng rậm cao nguyên, rừng nhiệt đới, đồng cỏ, đồng bằng, hồ nước.
Chúng sinh sản từ 20 - 50 trứng/lứa vào tháng 4-5 hằng năm. Thức ăn của chúng là các loại rắn khác, chim, thằn lằn. Rắn hổ mang chúa nằm trong Sách đỏ của Việt Nam, nằm ở bậc E. Tuổi thọ của chúng khoảng 30 năm”, chị Hiền nói.
Rắn mai gầm loại rắn cực độc. Ban ngày rắn mai gầm chậm chạp, song đêm tối chúng rất nhanh nhẹn. Người ta thường nói "Rắn rắn mai gầm cắn nằm tại chỗ".Vẫn theo chị Hiền, rắn hổ mang cũng là loại rắn cực độc. Mỗi 1 gram nọc độc, có thể giết chết 166 người trưởng thành. Còn một loại rắn cực độc khác là rắn mai gầm.
“Rắn mai gầm có cơ thể rất đặc biệt là hình tam giác. Nhìn bền ngoài chúng có vẻ gầy, ốm, lừ đừ, chậm chạp vào ban ngày nhưng buổi tối chúng rất nhanh nhẹn. Nọc độc của chúng cũng vô song.
Người ta hay nói “rắn mai gầm cắn nằm tại chỗ; rắn hổ cắn còn kịp về nhà” để so sánh nọc độc của hai loại rắn với nhau. Nọc của rắn mai gầm ảnh hướng tới thần kinh và mạch máu”, chị Hiền cho biết thêm.
Rắn hổ đấtHiện nay, cứ khoảng 3 - 6 tháng, những chú rắn tại Trại rắn Đồng Tâm sẽ được lấy nọc độc 1 lần. Rắn được lấy nọc độc phải từ 2 năm tuổi trở lên và là con khỏe mạnh. Trước khi lấy nọc, rắn được cho nhịn ăn từ 5 -7 ngày.
“Nọc độc rắn là nguồn dược liệu vô cùng quý giá để sản xuất huyết thanh kháng độc dùng điều trị, cứu người“, chị Hiền nói thêm.
Trại rắn Đồng Tâm còn được xác lập kỷ lục "Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam".
Các tiêu bản rắn tại Trại rắn Đồng TâmKhoa cấp cứu người bị rắn cắn
Không chỉ nuôi rắn và lấy nọc, Trại rắn Đồng Tâm còn có khoa cấp cứu để điều trị các trường hợp bị rắn độc cắn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm cho biết, mỗi năm nơi đây tiếp nhận hơn 1.500 người bị rắn cắn. Cá biệt có năm lên đến 1.800 ca.
“Đa số các nạn nhân bị rắn cắn đến từ các tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long…; thậm chí có người ở Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương. Nhiều nhất là người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, trung bình mỗi năm chiếm hơn 60%”, bác sĩ Tuấn nói và cho biết, người bị rắn cắn nhập viện nhiều nhất vào mùa mưa.
Khoa điều trị rắn cắn của Trại rắn Đồng Tâm“Chỉ cần sơ cứu đúng cách, đưa đến đây kịp thời, tất cả người bị rắn cắn được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe, không có trường hợp tử vong", bác sĩ Tuấn nói thêm.
Theo bác sĩ Tuấn, để đề phòng rắn độc cắn, bà con nên hạn chế đi đến những nơi có cây, cỏ rậm rạp. Nếu cần thiết đến những nơi đó thì nên phải có dụng cụ bảo hộ và khi đi cần dùng gậy để xua đuổi rắn.
Bác sĩ Tuấn thăm khám cho 1 bé trai bị rắn cắnBác sĩ Tuấn cũng khuyến cáo trường hợp người dân bị rắn cắn nên bình tĩnh; cần nhanh chóng garô phía trên vết thương.
Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí bước đầu vết cắn, và nhanh chóng đến nơi điều trị rắn cắn để được chữa trị kịp thời…
Trại rắn Đồng TâmHoài Thanh